3 tình nguyện viên đầu tiên được tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 “made in Vietnam”

Sáng nay (14/1) nhóm tình nguyện viên đầu tiên được tiêm mũi 2 vắc xin Nanocovax. Ảnh: Ngọc Nga
Sáng nay (14/1) nhóm tình nguyện viên đầu tiên được tiêm mũi 2 vắc xin Nanocovax. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sau 28 ngày tiêm mũi vắc xin Nanocovax đầu tiên, sáng nay (14/1) 3 tình nguyện viên đầu tiên đã được tiêm mũi 2 với liều lượng 25mcg.

Nhóm tình nguyện viên này gồm 1 nam và 2 nữ đã tiêm liều 25mcg ngày 17/12 và đến sáng nay (14/1) tiếp tục được tiêm mũi thứ 2.

Theo Thượng tá - PGS.TS Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y cho biết: “Sáng nay tiến hành tiêm liều 25mcg mũi thứ 2 cho những tình nguyện viên đầu tiên. Sau khi tiêm mũi 1 cách đây 28 ngày các tình nguyện viên này đã được theo dõi trong 3 ngày tại cơ sở nghiên cứu, sau đó theo dõi ở nhà. Trong suốt 28 ngày qua, sức khoẻ của những người tình nguyện hoàn toàn bình thường.  Sáng nay tiêm nhắc lại mũi thứ 2 liều 25mcg, các tình nguyện viên đều khoẻ mạnh, không có gì đáng quan ngại”.

Thượng tá - PGS.TS Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y. Ảnh: Ngọc Nga
Thượng tá - PGS.TS Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y. Ảnh: Ngọc Nga

Theo PGS.TS Sơn, sau mũi tiêm thứ 2, số lượng kháng thể của tình nguyện viên sẽ tăng cao, đồng thời sẽ duy trì được tính bền vững kéo dài. Do đó, những người tiêm mũi thứ 2 liều 25mcg hôm nay sẽ được theo dõi trong 6 tháng để đánh giá khả năng bảo vệ của vắc xin  kéo dài trong bao lâu. Thậm chí, sau 1 năm, các tình nguyện viên sẽ được đánh giá lượng kháng thể trong cơ thể để đánh giá được khoảng cách giữa các lần tiêm vắc xin.

Nữ tình nguyện viên đầu tiên được tiêm mũi 2 vắc xin Nanocovax sáng 14/1. Ảnh: Ngọc Nga
Nữ tình nguyện viên đầu tiên được tiêm mũi 2 vắc xin Nanocovax sáng 14/1. Ảnh: Ngọc Nga 

Là một trong những tình nguyện viên đầu tiên tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovax, nữ tình nguyện viên này chia sẻ: “Vài giờ đầu sau khi tiêm mũi 1 vắc xin  tôi có sốt 1 chút cho đến 1 ngày sau tiêm tôi đã hết sốt hoàn toàn. Vết tiêm cũng hoàn toàn bình thường, không hề có sưng, nề gì. Hết 72h theo dõi tại Học viện, tôi được các bác sĩ dặn dò rất kỹ về chế độ ăn uống tránh các chất kích thích, sinh hoạt bình thường và đặc biệt nếu cơ thể có gì bất thường thì sẽ báo trực tiếp cho các bác sĩ”.

Rất may mắn với nữ tình nguyện viên, khi đăng ký tham gia thử nghiệm cô đều được các thành viên trong gia đình rất ủng hộ. “Mong mỏi lớn nhất của tôi khi đăng ký tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 là muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình vào công cuộc phòng, chống dịch bệnh. Mong là sẽ sớm có vắc xin để mọi người được an toàn”, nữ tình nguyên viên chia sẻ.

Trước khi tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin, các tình nguyện viên đều được lấy mẫu, kiểm tra sức khỏe rất kỹ. Ảnh: Ngọc Nga
Trước khi tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin, các tình nguyện viên đều được lấy mẫu, kiểm tra sức khỏe rất kỹ. Ảnh: Ngọc Nga

Bước đầu đã có tính sinh miễn dịch

Đánh giá về mức độ an toàn của vắc xin, PGS.TS Hồ Anh Sơn cho hay: “Qua 2 lần tiêm cho thấy vắc xin rất an toàn. Về tính sinh miễn dịch, chúng tôi sẽ đánh giá vào thời điểm sau tiêm 1 tuần, 14 ngày, 21 ngày và 28 ngày. Thông thường, sau 2 tuần sẽ có phản ứng sinh miễn dịch – cơ thể có kháng thể chống lại virus. Chúng tôi đã lấy mẫu máu của tình nguyện viên và phát hiện có tính sinh miễn dịch khá tốt. Tuy nhiên, để có thể khẳng định tính sinh miễn dịch thì phải được đánh giá qua mũi tiêm thứ 2”.

Cũng theo PGS.TS Sơn, nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu của tình nguyện viên tiêm vắc xin  để đánh giá trên các mẫu virus để xem khả năng trung hoà virus đến đâu trong các nội dung nghiên cứu tiếp theo. Bước đầu đã có tính sinh miễn dịch.

“Theo 1 số nghiên cứu gần đây, mức độ đáp ứng miễn dịch của tình nguyện viên được đánh giá là tốt khi lượng kháng thể gấp 4 lần so với mức nền, có người còn có mức độ đáp ứng miễn dịch gấp 20 lần”, PGS.TS Sơn chia sẻ.

72h sau tiêm, các tình nguyện viên sẽ ở lại Học viện để theo dõi sức khỏe, sau đó trở về nhà cũng vẫn có bác sĩ theo dõi sức khỏe thường xuyên. Ảnh: Ngọc Nga
72h sau tiêm, các tình nguyện viên sẽ ở lại Học viện để theo dõi sức khỏe, sau đó trở về nhà cũng vẫn có bác sĩ theo dõi sức khỏe thường xuyên. Ảnh: Ngọc Nga

Mặc dù đã tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên 3 nhóm tình nguyện viên với 3 nhóm liều lượng lần lượt là 25 mcg; 50mcg, 75mcg, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dữ liệu đang được thu thập để đánh giá và đề xuất liều tiêm của vắc xin ở giai đoạn 2. Dự kiến sau Tết Nguyên đán 2021 sẽ có kế hoạch để tiến hành tiêm thử nghiệm giai đoạn 2.

Chia sẻ về số lượng tình nguyện viên đăng ký tham gia thử nghiệm, PGS.TS Sơn cho hay, đến thời điểm hiện tại, Học viện Quân y đã ghi nhận rất đông các tình nguyện viên đăng ký tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin, tuy nhiên do nghiên cứu có quy định sàng lọc rất chặt chẽ nên người tham gia phải đáp ứng đủ các yêu cầu nên cũng có khá nhiều tình nguyện viên bị loại.

“Đến nay 60 người tham gia tiêm trong giai đoạn 1 đã đáp ứng đủ yêu cầu nhưng có thể sẽ tiếp tục tiêm thử thêm cho những tình nguyện viên khác để đề phòng trường hợp có tình nguyện viên không tham gia hết được đủ 6 tháng theo dõi”, PGS.TS Sơn nhấn mạnh.

Mặc dù đã tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên 3 nhóm tình nguyện viên với 3 nhóm liều lượng lần lượt là 25 mcg; 50mcg, 75mcg, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đủ dữ liệu để đánh giá và đề xuất liều tiêm của vắc xin. Dự kiến sau Tết Nguyên đán 2021 sẽ có kế hoạch để tiến hành tiêm thử nghiệm giai đoạn 2.

Chia sẻ về số lượng tình nguyện viên đăng ký tham gia thử nghiệm, PGS.TS Sơn chia sẻ, đến thời điểm hiện tại, Học viện Quân y đã ghi nhận rất đông các tình nguyện viên đăng ký tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin, tuy nhiên do nghiên cứu có quy định sàng lọc rất chặt chẽ nên người tham gia phải đáp ứng đủ các yêu cầu nên cũng có khá nhiều tình nguyện viên bị loại.

“Đến nay 60 người tham gia tiêm trong giai đoạn 1 đã đáp ứng đủ yêu cầu nhưng sẽ tiếp tục tiêm thử thêm cho những tình nguyện viên khác để đề phòng trường hợp có tình nguyện viên rút”, PGS.TS Sơn nhấn mạnh.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.