3 cuộc liên hoan nghệ thuật với “cơn mưa giải thưởng”???

Từ tháng 5 đến tháng 7 này, công chúng sẽ được thưởng thức 3 liên hoan nghệ thuật đặc sắc có quy mô toàn quốc đó là: Liên hoan Ca Múa nhạc chuyên nghiệp, Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp và Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam do Cục nghệ thuật biểu diễn phối hợp các cơ quan tổ chức. Liệu, các cuộc liên hoan này có “cơn mưa giải thưởng” và vắng hoe khán giả?

Từ tháng 5 đến tháng 7 này, công chúng sẽ được thưởng thức 3 liên hoan nghệ thuật đặc sắc có quy mô toàn quốc đó là: Liên hoan Ca Múa nhạc chuyên nghiệp, Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp và Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam do Cục nghệ thuật biểu diễn phối hợp các cơ quan tổ chức. Liệu, các cuộc liên hoan này có “cơn mưa giải thưởng” và vắng hoe khán giả?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3 liên hoan trong 1 mùa hè!

“Sáng đèn” đầu tiên trong mùa hè này là Liên hoan Ca múa nhạc dự kiến tổ chức đợt 1 ( 6-10/5 2012) tại Trung tâm văn hóa tỉnh Sơn La, đợt 2 tổ chức vào trung tuần tháng 8 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đăk Lăk. Các tác phẩm tham gia Liên hoan là những tác phẩm sáng tác mới với các hình thức biểu diễn: thanh nhạc, khí nhạc, nghệ thuật múa. 54 đoàn nghệ thuật tranh tài với các tác phẩm mang đậm chủ đề ngợi ca vẻ dẹp của quê hương đất nước, tinh thần bất khuất, truyền thống cách mạng của nhân dân ta trong lịch sử, lao động sản xuất, chiến đấu bảo vệ  xây dựng đất nước…

Tiếp nối “Ca múa nhạc” là tới “nhạc cụ truyền thống” đọ sức anh tài. Liên hoan này sẽ diễn ra từ ngày 5-10/6 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham dự liên hoan là dàn nhạc các đơn vị nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp với các loại hình nghệ thuật:Tuồng, Chèo, cải lương, Dân ca kịch, múa Rối, Nhã nhạc cung đình Huế, Dàn nhạc dân tộc các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp, các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang, các đơn vị đào tạo nghệ thuật trung ương và địa phương có bộ môn nhạc cụ truyền thống. 

Các tiết mục trong chương trình tham gia là những bài bản nhạc cổ hoặc được sáng tác mới dựa trên các âm điệu truyền thống Việt Nam nhưng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của từng loại hình nghệ thuật; không sử dụng chất liệu âm nhạc, bài hát nước ngoài chuyển soạn cho nhạc cụ dân tộc trình diễn.

 “Sâu khấu kịch” cũng được rộn ràng tại Trung tâm Văn hóa Huế từ ngày 14-28/7. Các tác phẩm tham gia Liên hoan là những tác phẩm về đề tài hiện đại đề cao cái đẹp và các giá trị nhân văn, lên án cái ác, sự thấp hèn và những thói hư tật xấu của con người, phản ánh sinh động cuộc sống nhiều màu sắc của xã hội, con người trong thời kỳ hội nhập.

Sở dĩ hầu hết các Liên hoan đều “đổ bộ” tại Huế, bởi theo ban tổ chức thì đây là cách hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2012 là “Năm du lịch quốc gia các tỉnh duyên hải bắc miền Trung năm 2012” của Việt Nam nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước tới đây.

…và “cơn mưa” giải thưởng???  

Những Liên hoan này là dịp để các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sỹ gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, phát hiện những tìm tòi sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật cũng như tôn vinh các nghệ sỹ. Tuy nhiên, trước mỗi mùa liên hoan, công chúng không khỏi quan ngại “cơn mưa” huy chương, giải thưởng, “huề cả làng” như một số liên hoan khác.

Trước vấn đề này, ông Vương Duy Biên- Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho hay, số lượng giải thưởng cho không vượt quá 30% tổng số các chương trình tiếc mục tham dự Liên hoan. Trường hợp vượt quá con số 30%, Hội đồng Giám khảo sẽ chỉ xét chương trình, tiết mục có điểm số cao nhất nằm trong khung xét loại giải thưởng đó. Để các Liên hoan chất lượng thực chất, các ban tổ chức không chấp nhận các đoàn thuê mướn nghệ sĩ ngoài đơn vị và các nghệ sĩ dự thi hát “nhép”, nhạc “nhép”.

Nếu như các Liên hoan loại hình khác, ban tổ chức luôn “đau đầu” về sự vắng vẻ sự tham gia của khán giả thì ở ba Liên hoan này, ban tổ chức lại tỏ ra rất lạc quan và phấn chấn khi nhắc tới sự ủng hộ nhiệt thành của khán giả.

“Những cuộc Liên hoan, Hội diễn do Cục nghệ thuật biểu diễn tổ chức đều chật kín khán giả. Hàng trăm nghệ sĩ tham gia Liên hoan đã là những khán giả trung thành (vì họ sẽ thưởng thức các tiết mục thi của đoàn khác) chưa kể những “fan” của họ ủng hộ và các khán giả yêu thích những loại hình nghệ thuật này.

Chúng tôi không lo lắng thiếu khán giả mà ngược lại, lo lắng không đủ chỗ để phục vụ khán giả tới thưởng thức. Ví như Liên hoan Chèo hiện đại diễn ra ở Thái Bình năm trước, hàng ngàn khán giả chen chân vào rạp với sức chứa vài trăm chỗ. Chúng tôi rất vui vì các Liên hoan này đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân”- ông Trần Đức Thọ - Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghệ thuật Biểu diễn - đại diện Ban tổ chức cho hay.

Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.