20 năm hội ngộ Nhi-Liên-Nhi

Bộ ba (Đinh) Nhi – Liên – Nhi (Lương). Ảnh Võ Anh Tuấn
Bộ ba (Đinh) Nhi – Liên – Nhi (Lương). Ảnh Võ Anh Tuấn
(PLO) - Ba họa sĩ Đinh Ý Nhi – Hoàng Thị Phương Liên – Võ Lương Nhi là bạn bè từ nhỏ, cùng sinh hoạt nhà thiếu nhi, cùng đam mê hội họa, cùng học những người thầy uyên thâm của làng hội họa Việt Nam và hiện nay cùng là những cây cọ được đánh giá cao trong làng hội họa Việt Nam hiện đại.

Nhị Nhi ở miền Bắc vào với Phương Liên ở miền Nam, hội tụ tại Mai’s Gallery và cùng bày cuộc chơi mới thể hiện những cung bậc của cuộc sống, đánh dấu mốc 20 năm kể từ ngày họ cũng bắt đầu hành trình miên viễn của nghệ sỹ bằng cách cùng nhau thực hiện triển lãm đầu tiên tại Hàng Bài, Hà Nội năm 1995. 

Mùa Gặt – Phương Liên. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm
Mùa Gặt – Phương Liên. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm

Cả ba đều là những “nàng” thuộc thế hệ 6x. Tính từ ngày triển lãm chung đầu tiên đến nay, mỗi họa sĩ đã tổ chức hàng chục triển lãm tranh thành công trong nước và ngoài nước.

Đinh Ý Nhi đã tổ chức hơn 11 triển lãm cá nhân, 20 triển lãm chung ở trong và ngoài nước. Tranh của chị được đón nhận nồng nhiệt tại các quốc gia Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Singapore.

Cây và nắng – Võ Lương Nhi. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm
Cây và nắng – Võ Lương Nhi. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm

Tại triển lãm lần này, Đinh Ý Nhi đem đến hơn chục câu chuyện giản dị của mình là những bức sơn dầu chân dung thể hiện thân phận nội tâm của người phụ nữ: Độc thoại, Đám đông, Người phụ nữ ngồi…

Tranh của chị hướng đến sự lột tả những ước mơ, những dồn nén uẩn ức của chu trình thai nghén từ bé gái đến đàn bà của một nửa thế giới. Chu trình ấy gam màu lạnh nhiều hơn nóng.

Chân dung IX – Đinh Ý Nhi. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm
Chân dung IX – Đinh Ý Nhi. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm

Võ Lương Nhi đã tổ chức hơn 10 triển lãm cá nhân và nhóm trong và ngoài nước, được đón nhận nồng nhiệt tại Hàn Quốc, Đức, Thụy Điển, Mỹ… Chị cũng đạt được những giải thưởng uy tín: giải nhất cuộc thi tem đề tài “Chúc mừng” 2003; giải ba ngành đồ họa của Hội Mỹ Thuật VN, 1996; giải thưởng Quỹ phát triển văn hóa VN – Thụy Điển 1999. Tranh của Lương Nhi được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam và các bộ sưu tập của những nhà sưu tập nước ngoài.

Khóm cây dại – Võ Lương Nhi. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm
Khóm cây dại – Võ Lương Nhi.  Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm

Triển lãm lần này tại MaiGallery, Lương Nhi mang đến người xem những gam màu lạnh của thu Hà Nội với các chủ đề hoa, siêu thực và thiếu nữ.

Hoàng Thị Phương Liên đã có hơn 14 triển lãm chung và cá nhân. Tác phẩm của chị được giới mỹ thuật tại Malaysia, Singapo, Canada… và cũng được đánh giá cao. Phương Liên đến với triển lãm chung kỷ niệm 20 năm tình bạn dòng tranh quý phái sang trọng, chất liệu giấy, đầy tính hiện thực về sinh hoạt của đồng bào Tây Bắc với ngày mùa, chợ tình, đời thường….  

Chiều về – Phương Liên. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm
Chiều về – Phương Liên. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm

Cách phối màu của chị phảng phất chất cổ điển lẫn hiện đại, tạo cảm xúc bình yên và mênh mang của đất trời vào tâm hồn người xem. Và, gam màu chủ đạo của chị là tươi sáng, trái ngược với Đinh Ý Nhi.

Nhà điêu khắc Đinh Quang An, một khán giả đã từng dõi theo đến bộ ba NHI- LIÊN- NHI từ ngày họ còn nhỏ, cho biết: “Triển lãm lần này có cái thần chất, cái hồn của tác phẩm. Tranh Đinh Nhi đợt này rất đẹp. Hồn người mênh mang, không còn triết lý nặng nề như trước.

Chân dung VI – Đinh Ý Nhi. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm
Chân dung VI – Đinh Ý Nhi. Ảnh Võ Anh Tuấn chụp lại tại triển lãm

Bức “Chân dung VI” bố cục rất đẹp. Từng tầng, từng lớp của chất liệu sơn dầu tạo nên cảm giác sâu lắng, lột tả được hồn của chân dung; Phương Liên, nhất là bức “Chiều về” màu sắc đơn giản nhưng vài nét chấm phá đã làm cho bức tranh trở nên rất đẹp, có chất thơ, có chất thu của miền Bắc; Lương Nhi trưng bày phần lớn là phong cảnh.

Đây là đề tài nhiều người vẽ, nhiều người đam mê nhưng Nhi có những nét chấm phá mới. Bức “Khóm cây dại” lung linh và có chiều sâu.”.

(Đinh) Nhi – Liên – Nhi (Lương), ba người áo đen bên phải, nâng ly cảm ơn khách thưởng lãm đến với tác phẩm của mình. Ảnh Võ Anh Tuấn
(Đinh) Nhi – Liên – Nhi (Lương), ba người áo đen bên phải, nâng ly cảm ơn khách thưởng lãm đến với tác phẩm của mình. Ảnh Võ Anh Tuấn

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 27/11/2016 tại Mai’s Gallery, 3A Tôn Đức Thắng, Q. 1, Tp. HCM. Chương trình mở cửa tự do.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.