18 căn bệnh có triệu chứng đau bụng dưới ở phụ nữ

18 căn bệnh có triệu chứng đau bụng dưới ở phụ nữ
(PLO) - Khi bạn đột nhiên cảm thấy đau bụng dưới mà trước giờ chưa gặp phải, có thể là do các nguyên nhân sau :

1, Viêm ruột thừa

Các triệu chứng bao gồm đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn và sốt.Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đến ngay bác sĩ vì đây là trường hợp khẩn cấp. Nếu không phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm này nó sẽ lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.

Kết quả hình ảnh cho viêm ruột thừa

2.Các cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh: Đó là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc thuốc chống co thắt cơ như Phloroglucinol (spasfon) hoặc dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thụ thai đường uống theo đơn của bác sĩ.

Cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ: Đó là cơn đau bụng dưới do rụng trứng, là hiện tượng sinh lý thông thường. Đôi khi cơn đau này kèm với rong huyết (máu rỉ từ âm đạo), thường gọi là “hành kinh ngày thứ 15”. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau. Nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thì có thể đau do nang ở buồng trứng, cần đi khám phụ khoa.

Kết quả hình ảnh cho đau hành kinh

Đau xuất hiện trước khi hành kinh: Là một dấu hiệu của "hội chứng trước kỳ kinh". Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc. Nguyên nhân của hội chứng này là sau khi trứng rụng có sự giảm tiết progesteron, một hoóc môn có vai trò chuẩn bị niêm mạc để trứng được thụ tinh làm tổ và giúp cho trứng phát triển. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh.

Cơn đau xuất hiện sau khi hành kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc nội mạc tử cung. Cơn đau này thường xuất hiện ở các phụ nữ trẻ, đôi khi ở những người không có khả năng sinh đẻ.

3, Đau bụng do rụng trứng

Nếu bạn có những cơn đau nhói vào thời kỳ rụng trứng của phụ nữ, điều này xảy ra ở rất nhiều người. Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng một quả trứng cùng với một số chất dịch và máu, điều này gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra các chứng đau.

4.Viêm bàng quang

Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn. Triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng xương mu nhưng không đặc trưng, nhất là không nóng rát khi tiểu tiện.

Cũng có một số triệu chứng khác như: thường xuyên buồn đi tiểu, có những cơn đau gay gắt lúc đi vệ sinh kèm theo nóng rát hoặc nước tiểu đục, có mủ, đôi khi có máu, hôi. Trường hợp này bác sỹ thường chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu và kết qủa điều trị kháng sinh bước đầu.

5.Chửa ngoài dạ con

Thường xuất hiện ở một bên buồng trứng hoặc ở ruột non với các triệu chứng đau nhiều ở một bên bụng dưới và chảy máu. Có thể xuất hiện đau dữ dội và cảm giác khó ở.

Kết quả hình ảnh cho chửa ngoài dạ con

Khi bệnh nhân bị chửa ngoài dạ con bao giờ cũng phải đưa đi cấp cứu ngay vì có thể gây ra chảy máu trong, nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp điều trị cổ điển là phẫu thuật nội soi. Vài năm gần đây có loại thuốc làm ngưng sự phát triển hiện tượng chửa ngoài dạ con nếu tiêm ngay từ đầu, nhưng cần được theo dõi hết sức cẩn thận vì có nhiều trường hợp không có hiệu quả.

6.U nang buồng trứng

Khi thấy xuất hiện đau một bên bụng dưới và có rối loạn kinh nguyệt, u càng to thì nguy cơ xoắn buồng trứng và ống dẫn trứng càng lớn. U nang buồng trứng thường được phát hiện lúc khám phụ khoa: thăm dò âm đạo kết hợp nắn bụng, thường là u chức năng, tức là do nội tiết tố bất thường liên quan tới vòng kinh.

Những u nang này lành tính và cách điều trị là phong toả sự rụng trứng bằng việc tránh thai, u nang sẽ biến mẩt sau vài vòng kinh.

Nhưng cũng có u nang thực thể có các tế bào buồng trứng phát triển không bình thường, loại này không phải bao giờ cũng lành tính và đôi khi có biến chứng, cần được mổ cắt bỏ bằng phẫu thuật nội soi, nếu kích thước cho phép. Vì u thường ở một bên nên nếu buồng trứng còn lại vẫn hoạt động tốt thì không ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản cả.

7.Viêm ống dẫn trứng

Bệnh nhiễm trùng do các mầm bệnh gây ra các bệnh lây truyền theo đường sinh dục như: lậu cầu, trùng roi, Chlamydia, vi sinh vật có thể chui qua màng lọc, viêm ống dẫn trứng là viêm nhiễm một hoặc hai ống dẫn trứng, thường biểu hiện bằng các cơn đau vùng chậu, đau tăng lên lúc giao hợp, chảy máu giữa các vòng kinh, sốt và có khí hư.

Việc chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng cẩn thận, lấy bệnh phẩm âm đạo, xét nghiệm máu, khi đã xác định được vi khuẩn gây bệnh thì dùng kháng sinh trong hai, ba tuần sẽ khỏi mà không để lại di chứng, bên cạnh đó người chồng cũng được điều trị như vậy. Nếu không điều trị tận gốc, các tổn thương có thể gây ra vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung.

8.Bệnh tim mạch

Tim mạch của phụ nữ còn chưa được coi trọng, lại có thể được coi là nguồn gốc gây đau vùng khung chậu. Mạng lưới tĩnh mạch rất phong phú ở bộ máy sinh dục.

Chỉ cần giãn tĩnh mạch âm hộ hoặc một sự dị thường của sự tuần hoàn nhất là ở vùng buồng trứng gây ra xung huyết khung chậu là đã có thể gây ra những cơn đau bụng dưới. Khi sử dụng siêu âm Doopler có thể cho thấy rõ u máu và tĩnh mạch bị giãn giúp chẩn đoán chắc chắn vàđiều trị nghẽn nội mạch, phục hồi tĩnh mạch buồng trứng, thậm chí các tĩnh mạch hạ vị. Có thể điều trị thêm bằng các thuốc trợ tim mạch, chống phù nề, chống viêm hoặc phẫu thuật nếu bị sa buồng trứng.

9.Các tổn thương sau phẫu thuật

Có những cơn đau bộ phận sinh dục do bị dính sau phẫu thuật, nhất là phụ nữ đã có tiền sử mổ vài lần: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, mổ tử cung lấy thai, chửa ngoài dạ con...Điều trị bằng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không có thành phần Steroid. Trong trường hợp cần thiết bị dính phủ tạng thì phải mổ gỡ dính.

10, U xơ tử cung

U xơ tử cung thường phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ, nhưng đây không phải là ung thư.U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 và thường không gây ra vấn đề gì.

Kết quả hình ảnh cho u xơ tử cung

Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai. .. Bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

11, Lạc nội mạc tử cung

Ở một số phụ nữ, mô nội mạc tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau đớn và đây là căn nguyên không thể mang thai ở phụ nữ.

12, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công bất cứ nơi nào từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Nó gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Nhưng khi nó lây lan đến thận, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, và đau ở một bên ở vùng lưng dưới.

13, Sỏi thận

Sỏi thận là hỗn hợp gồm muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang của bạn, nó gây ra những cơn đau ở bụng hoặc vùng xương chậu. Nước tiểu của bạn có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.

Kết quả hình ảnh cho sỏi thận

14, Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ (IC) là một tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Những người bị IC nặng đi tiểu nhiều lần mỗi giờ. Các triệu chứng khác bao gồm áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 - 40.

15, Đau do sa tạng

Ở những phụ nữ có tuổi, xuất hiện chứng sa tạng, điều này cũng gây chứng đau vùng chậu. Những bộ phận dễ bị sa nhất bao gồm bàng quang hay tử cung. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu. Các triệu chứng phổ biến nhất là tăng áp lực đối với các thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn.

16, Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân (nhìn thấy ở đây trong bắp đùi), và đôi khi họ có thể phát triển ở khung chậu. Máu tràn trong các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho chúng trở nên sưng lên và đau. Đây được gọi là hội chứng sung huyết vùng chậu. Cơn đau có tăng lên khi bạn ngồi hoặc đứng.

17, Đau vùng chậu mạn tính

Đau vùng chậu xảy ra bên dưới rốn và kéo dài ít nhất 6 tháng thường được chẩn đoán là chứng đau vùng chậu mạn tính, nhiều khi nó ảnh hưởng cả tới cuộc sống và giấc ngủ của bạn. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là tìm đến một bác sĩ chuyên khoa.

Kết quả hình ảnh cho đau vùng chậu mãn tính

18, Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Đau vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu. đây là 2 nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình./.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.