15 trường hợp bị sốt rét từ Guinea Xích đạo về nước

120 công dân từ Guinea Xích đạo về nước đã phát hiện 15 trường hợp bị sốt rét. Ảnh: Thanh Đặng
120 công dân từ Guinea Xích đạo về nước đã phát hiện 15 trường hợp bị sốt rét. Ảnh: Thanh Đặng
(PLVN) - Trong số 120 công dân từ Guinea Xích đạo về nước đã phát hiện 15 trường hợp bị sốt rét ác tính, đặc biệt có 6 ca đồng nhiễm Covid-19 và sốt rét. Hiện tại, các bệnh nhân đều được theo dõi sát sao, làm xét nghiệm đánh giá hàng ngày đánh giá tình hình sức khỏe.

6 ca đồng nhiễm Covid-19 và sốt rét

Theo TS.BS Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus ký sinh trùng, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong số 15 trường hợp mắc sốt rét ác tính có 6 trường hợp đồng nhiễm với Covid-19, còn lại 9 trường hợp là ở những người âm tính với Covid-19.

Các bác sĩ tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có khá nhiều kinh nghiệm với những trường hợp sốt rét nhập khẩu từ Châu Phi. Trước đây, hàng năm bệnh viện thường gặp những bệnh nhân đi xuất khẩu lao động từ Châu Phi về quê ăn Tết khi về có biểu hiện sốt và vào viện thì phát hiện bị sốt rét.

Chính từ những kinh nghiệm này nên ngay từ trước khi bệnh nhân về nước bệnh viện đã họp và đề nghị các khoa phải lưu ý đến tình trạng sốt rét từ Châu Phi vì vùng dịch tễ ở đây còn khá lớn. Đồng thời đã chuẩn bị các hóa chất, xét nghiệm, thuốc men để điều trị sốt rét.

Ngay khi bệnh nhân về BV đã tầm soát sốt rét ngay và phát hiện các ca bệnh. Khi điều trị sớm, tránh những trường hợp tiến triển nặng của bệnh sốt rét và góp phần điều trị thành công Covid-19 hạn chế những trường hợp này đi vào diễn biến nặng.

Thực tế từ ngày đón các bệnh nhân về các bác sĩ tại BV đều tầm soát, mỗi ngày cho xét nghiệm và phát hiện từ 1-2 ca bệnh sốt rét mới trong số những bệnh nhân này. “Đặc biệt chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ những ca đồng nhiễm Covid-19 với sốt rét do thể bệnh gây sốt rét ác tính. Bệnh nhân phát hiện sớm nhất được phát hiện cách đây khoảng 5 ngày và đã điều trị bằng thuốc điều trị đặc hiệu”, BS Giang cho hay.

Đến chiều 5/8, các bệnh nhân đều có các đáp ứng khá tốt với các thuốc điều trị sốt rét mà bệnh viện cung cấp. Cụ thể là các triệu trứng lâm sàng của bệnh nhân đã giảm và hầu như không còn nữa. Ngoài ra mật độ ký sinh trùng sốt rét trong máu chúng tôi theo dõi hàng ngày đều đã giảm. Có 3 bệnh nhân đã sạch ký sinh trùng sốt rét ở trong máu. Vẫn tiếp tục theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Sau khi sử dụng thuốc diệt ký sinh sốt rét trong máu sẽ sử dụng thuốc để tránh bệnh nhân bị tái phát về sau.

Dựa trên kinh nghiệm đã từng điều trị những trường hợp sốt rét nhập khẩu từ Châu Phi. BS Giang dự đoán: “Trong những ngày tới số lượng bệnh nhân được chẩn đoán sốt rét có thể sẽ tăng lên. Bởi sau một giai đoạn người bệnh ra khỏi vùng dịch tễ về sốt rét thì trước đó họ có thể đã nhiễm rồi nhưng có thể do tác động của hệ miễn dịch cơ thể nên triệu trứng sốt rét chưa bùng phát. Khi ra khỏi vùng sốt rét rồi thì có thể 1-2 tuần tới số lượng các trường hợp bị nhiễm sốt rét có thể tăng lên”.

TS.BS Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus ký sinh trùng, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
TS.BS Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus ký sinh trùng, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga 

Điều trị ca đồng nhiễm, lượng công việc tăng gấp đôi

Khi điều trị những bệnh nhân đồng nhiễm, các bác sĩ tại BV cũng gặp không ít những khó khăn. Bởi khi đồng nhiễm thì có thể có nhiều tạng của bệnh nhân bị tổn thương hơn. Đặc biệt, tại đây các bác sĩ đã phát hiện những trường hợp có tổn thương gan rất nặng nề, men gan tăng khá cao, gấp 10-15 lần so với giá trị bình thường. Điều đó ít gặp ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 đơn thuần.

“Đương nhiên khi điều trị thì sẽ khó khăn hơn, bởi chúng tôi cần xem xét mức độ tổn thương của các tạng, xem xét sử dụng các thuốc để tránh tương tác giữa các thuốc điều trị Covid-19 và thuốc điều trị sốt rét, cũng như đánh giá tình trạng bệnh nhân sát sao hơn, cẩn trọng hơn và làm những xét nghiệm hàng ngày, đặc biệt là xét nghiệm về ký sinh trung sốt rét ở trong máu bệnh nhân hàng ngày”, BS Giang chia sẻ.

Đặc biệt, theo BS Giang, nếu không có sốt rét hàng ngày chỉ theo dõi Covid-19 thì số lượng xét nghiệm không nhiều, nhưng khi có sốt rét hàng ngày ngoài xét nghiệm của Covid-19 ra các bác sĩ phải làm thêm xét nghiệm về ký sinh trùng sốt rét và đánh giá các cơ quan phủ tạng của bệnh nhân. Nên công việc tăng lên gấp đôi.

Trong số 15 trường hợp bị sốt rét, có trường hợp ghi nhận bị tổn thương gan, chia sẻ về trường hợp này, BS Giang cho hay: “Hiện tại, tình trạng tổn thương gan của bệnh nhân đã giảm rất nhiều, men gan đã giảm xuống đến mức khá an toàn. Men gan giờ chỉ còn tăng khoảng 3 lần so với giới hạn bình thường. Đồng thời những xét nghiệm về tiểu cầu máu cũng đã tăng lên, rối loạn đông máu của bệnh nhân đã kiểm soát tốt. Sau khi điều trị thì hiện nay mọi thứ đã cải thiện”.

Rất may, đến hiện tại trong số 15 bệnh nhân ghi nhận sốt rét thì có 6 bệnh nhân đã khỏi bệnh sốt rét.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.