Hà Nội ghi nhận 1 ca dương tính với Sars-CoV-2 ở Bắc Từ Liêm có lịch trình di chuyển phức tạp

Toàn cảnh phiên họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Hà Nội chiều 5/8.
Toàn cảnh phiên họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Hà Nội chiều 5/8.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, bệnh nhân có lịch trình phức tạp, tiếp xúc với nhiều người trong 14 ngày. Cần tập trung truy vết F1, F2; công bố lộ trình di chuyển của bệnh nhân này để người dân biết, tự giác khai báo y tế nếu có liên quan... 

Chiều 5/8, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận huyện để tiếp tục triển khai các biện pháp không để dịch bệnh lây lan.

Đáng chú ý, báo cáo tại cuộc họp, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca dương tính với Sars-CoV-2 ở Bắc Từ Liêm. Cụ thể là bệnh nhân nam, 42 tuổi, địa chỉ ở 5/4 Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm. Bệnh nhân là nhân viên điều hành xe bus của Công ty xe Bus 10/10, Mai Dịch, Cầu Giấy.

Từ ngày 14-17/7/2020, bệnh nhân đi du lịch cùng gia đình tại thành phố Đà Nẵng (đi cùng vợ và con). Tại Đà Nẵng, gia đình bệnh nhân sống tại Khách sạn Hidden (120 Bạch Đằng, Bắc Phú Mỹ, Ngũ Hành Sơn). Khoảng 18h30 phút ngày 17/7 hạ cánh tại sân bay Nội Bài và đi taxi người quen về nhà.

Ngày 18/7, bệnh nhân đi làm tại Văn phòng xí nghiệp Xe buýt 10/10 (địa chỉ ở phố Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy). Tại văn phòng, bệnh nhân tiếp xúc với khoảng 10 người và đến 10h, bệnh nhân có họp điều hành, trong cuộc họp có khoảng 12 người. Khoảng 17h, bệnh nhân tan làm về cửa hàng tại 39 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, trông cửa hàng cho vợ và sau đó về nhà.

Sáng 19/7, đưa con về quê tại xóm Cầu, Yên Phúc, Ý Yên, Nam Định. 16h, gia đình quay trở lại Hà Nội. Từ ngày 20/7 – 3/8, lịch trình cơ bản giống nhau: Sáng đi làm tại cơ quan, chiều về cửa hàng tại Nguyễn Quý Đức đón vợ về nhà. Trong đó, riêng ngày 22/7, liên hoan cùng đồng nghiệp tại 168 Trần Vỹ, Mai Dịch, hát karaoke tại A99 Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm.

Ngày 25/7, về quê vợ tại thôn Lạc Thành Bắc, Tây Ninh, Tiền Hải, Thái Bình. Đến ngày 26/7 lên Hà Nội khai báo y tế và bắt đầu thực hiện đeo khẩu trang. Ngày 31/7, bệnh nhân làm test nhanh tại Tổ y tế phường có kết quả âm tính IgM, IgG.

Ngày 3/8, khoảng 9h, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An (Trung Văn, Nam Từ Liêm), được chụp Xquang phổi (có hình ảnh đám mờ ở phổi) sau đó được tư vấn đến Bệnh viện Hà Đông điều trị.

Ngày 4/8, khoảng 8h, bệnh nhân đến Bệnh viện Hà Đông đăng ký khám và khai báo y tế. Sau đó, bệnh nhân xin chuyển sang Bệnh viện Phổi để khám. Đến 9h30 tại Bệnh viện Phổi Trung ương (Ba Đình), bệnh nhân khai báo y tế và được tư vấn chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 khám, điều trị (bệnh nhân đến viện lúc 10h30).

Ngày 5/8, bệnh nhân được làm xét nghiệm sàng lọc lần 1 có kết quả dương tính SARS-CoV-2.

Trả lời câu hỏi của Chủ tịch UBND thành phố về việc bệnh nhân này có biểu hiện nghi ngờ gì trước khi có xét nghiệm dương tính không, ông Việt cho biết: “Bệnh nhân có triệu chứng ho sốt từ 19/7 nhưng vẫn đi làm, đến 26/7 mới khai báo y tế…”.

Liên quan đến bệnh nhân này, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm cho biết thêm, bệnh nhân tạm trú tại 5/4 Kiều Mai, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm. Ngay khi nhận được thông tin, quận cho đội phản ứng nhanh rà soát lịch trình, người tiếp xúc với bệnh nhân này. Đặc biệt, quận xác định bệnh nhân tạm trú ở chung cư mini với khoảng 100 người đang sinh sống ở đây, chủ yếu là các đôi vợ chồng trẻ.

Khu vực này đã được tổ chức cách ly, phun thuốc khử khuẩn. Sơ bộ quận xác nhận có 18 người là F1 trên địa bàn quận, hơn 50 người là F2 và chắc chắn số lượng sẽ tiếp tục tăng lên. Các trường hợp này sẽ đưa đi cách ly ngay ở Trường Cao đẳng công nghệ cao Hà Nội.

Bệnh viện Đa Khoa Hà Đông báo cáo, bệnh nhân vào khám ở viện lúc 8h ngày 4/8, là bệnh nhân thứ 10 của phòng khám.

Tại phòng khám sàng lọc về dịch tễ, bệnh nhân khai đi Đà Nẵng từ 14-17/7, đến ngày 19/7 bệnh nhân có biểu hiện sốt ho. Đến ngày 3/8, bệnh nhân có đi khám ở Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, tại đây được chụp X quang và test nhanh Covid-19. Bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, không có biểu hiện khó thở, kiểm tra test nhanh thì âm tính, chụp phổi trái thấy có một nốt mờ.

Trước khi biểu hiện như vậy, các bác sỹ đã yêu cầu bệnh nhân vào viện để điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân có nguyện vọng đi khám về chuyên khoa hô hấp ở bệnh viện Trung ương. Chiều 5/8, sau khi biết tin bệnh nhân có kết quả khám xét nghiệm PCR dương tính thì Bệnh viện đã báo cáo Sở Y tế, CDC, Trung tâm Y tế quận Hà Đông và đã tiến hành điều tra dịch tễ.

Kết quả ban đầu có 3 nhân viên của Bệnh viện, trong đó có 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng có tiếp xúc với bệnh nhân. Trong quá trình làm việc, cả 3 nhân viên này đều được trang bị phương tiện phòng hộ đảm bảo theo yêu cầu, Bệnh viện đã phun khử khuẩn toàn bộ khu vực và các vị trí có liên quan.

Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý nhận định: Bệnh nhân có lịch trình phức tạp, tiếp xúc với nhiều người trong 14 ngày. Cần tập trung truy vết F1, F2; công bố lộ trình di chuyển của bệnh nhân này để người dân biết, tự giác khai báo y tế nếu có liên quan... 

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.