11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần chuyển viện cấp cứu

0:00 / 0:00
0:00
Khi SpO2 xuống < 94%, người bệnh cần thật bình tĩnh, nằm nghỉ và hít thở thật sâu, đồng thời báo nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Hiện nay, TP Hà Nội có hơn 36.000 F0 đang điều trị tại nhà, còn lại hơn 4.000 trường hợp đang được điều trị bệnh viện. Có 3 thông số quan trọng mà các F0 điều trị tại nhà cần theo dõi thường xuyên là độ bão hòa oxy trong máu- SpO2, nhịp thở và nhiệt độ cơ thể. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế SpO2 < 94% là một trong những dấu hiệu bệnh trở nặng bệnh nhân cần báo ngay cho cán bộ y tế.

Ths.Bs Nguyễn Thị Phương Anh, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết hầu hết người dân TP đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 từ một đến 3 mũi. Vì thế, đa số không có triệu chứng hoặc chỉ sốt, ngạt mũi, mất mùi, một số húng hắng ho, sau 5 ngày dùng thuốc Molnupiravir bệnh sẽ thoái lui và rất hiếm trường hợp chuyển nặng. Các F0 đủ điều kiện điều trị tại nhà, chỉ cần tuân thủ dinh dưỡng, tập luyện, giữ tinh thần lạc quan thoải mái. Những trường hợp bị mất mùi có thể kích thích khứu giác bằng cách ngửi các tinh dầu nếu cơ địa không bị dị ứng.

Khi SpO2 xuống thấp, bệnh nhân cần được hỗ trợ thở oxy (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).

Ngoài ra, Hà Nội đã thực hiện phân luồng bệnh nhân, những ca nguy cơ diễn biến nặng, bệnh nền đã được chuyển đến cơ sở thu dung điều trị. Những trường hợp điều trị tại nhà là những ca không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

Vì thế, bệnh nhân không cần quá lo lắng. Quan trọng nhất là tư vấn F0 theo dõi sức khỏe tại nhà. Nếu có tình trạng đau tức ngực, khó thở hoặc kiểm tra SpO2 xuống thấp thì cần báo ngay cho cán bộ y tế để được hỗ trợ.

Theo bác sĩ, khi thấy chỉ số SpO2 xuống thấp, người bệnh cần kiểm tra xem máy đo và cách đo có chính xác không. Cụ thể, nếu đo trên người bình thường chỉ số này là 98-100%. Cách đo: xoa ấm bàn tay trước khi kẹp máy đo, để cố định bàn tay lên mặt bàn, khi đo giữ yên bàn tay trong một phút rồi đọc kết quả.

Nếu SpO2 xuống thấp dưới 94%, người bệnh cần phải giữ bình tĩnh, nằm nghỉ để tránh cơ thể tăng nhu cầu hô hấp, nên nằm tư thế nằm sấp hít thở sâu. Điều quan trọng là tinh thần thật thoải mái, không hoang mang lo lắng, trong khi đó người nhà lập tức báo cho cán bộ y tế để được hỗ trợ.

Với F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ có thể tập các bài phục hồi chức năng bao gồm tập các kiểu thở là chính (tập thở chúm môi, tập thở cơ hoành), tập yoga hay dưỡng sinh, các kỹ thuật tập vận động là cần thiết tuy nhiên cần tăng dần cường độ và thời gian tùy khả năng của mỗi người. Nếu người nhiễm COVID-19 có tiết nhiều đờm thì bổ sung các kỹ thuật thở chu kỳ chủ động và kỹ thuật ho hữu hiệu.

Theo Bs Phương Anh, bài tập thở này rất tốt cho hô hấp của bệnh nhân COVID-19. Virus SARS-CoV-2 tấn công chính vào phổi vì thế việc chú trọng phục hồi chức năng hô hấp là rất quan trọng, không chỉ giai đoạn mắc bệnh và cả giai đoạn "hậu Covid-19".

Vì thế, bác sĩ khuyên dù sốt, mệt, F0 cũng nên duy trì các bài tập thở này, ít nhất 15 phút mỗi ngày.

11 dấu hiệu người bệnh cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu…

Cụ thể:

1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2. Nhịp thở

+ Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút.

+ Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi: nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.

+ Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.

Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.

3. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

4. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo)

6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.