11 cách tham nhũng trong giáo dục

Tham nhũng trong giáo dục chủ yếu là tham nhũng nhỏ nhưng hậu quả vô cùng nặng nề. Chỉ riêng  tham nhũng trong xây dựng cơ bản, qua thanh tra 30 trường công, Thanh tra Chính phủ đã kết luận thất thoát 25 tỷ đồng.

Trước thềm Đối thoại Phòng chống tham nhũng lần thứ 7 với chủ đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục, các chuyên gia nhận định, tham nhũng trong giáo dục chủ yếu là tham nhũng nhỏ nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, gần như tới mọi gia đình.

Vì vậy, hậu quả xã hội của các hành vi tham nhũng trong giáo dục là khá nặng nề.

Bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Viện nghiêncứu quản lý T.Ư chỉ ra 11 hình thức, biểu hiện tham nhũng trong giáo dục.

Cụ thể là: tham nhũng trong xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, dự án tài trợ nước ngoài, các chương trình mục tiêu quốc gia; tham nhũng từ các dự án mua sắm công; trong in ấn và phát hành sách giáo khoa; trong đề bạt, thi tuyển giáo viên; chạy danh hiệu, thành tích nhà trường; tiền thù lao, phụ cấp giảng dạy; tham nhũng từ việc chạy chọt để được phân lớp chọn, đứng lớp; chạy điểm, xin điểm và tiêu cực trong thi cử; tham nhũng trong chạy trường, chạy lớn; trong dạy thêm, học thêm; trong lạm thu phí.

Nhiều gia đình phải chi khoản tiền lớn cho việc học thêm của con
Nhiều gia đình phải chi khoản tiền lớn cho việc học thêm của con

Chỉ riêng  tham nhũng trong xây dựng cơ bản, qua thanh tra 30 trường công, Thanh tra Chính phủ đã kết luận thất thoát 25 tỷ đồng. Còn dự án mua sắm trang thiết bị dạy học giai đoạn 2002 – 2006, qua kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng đã làm thất thoát ngân sách của nhà nước 63 tỷ đồng.

 Riêng câu chuyện dạy thêm, học thêm, mặc dù đã có Quyết định về các trường hợp không dạy thêm, học thêm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từ đầu năm 2007 nhưng có thể thấy đây vẫn là vấn nạn nhức nhối trong ngành Giáo dục.

Một khảo sát thực tiễn cho thấy, ở Việt Nam hơn 40% số hộ gia đình phải chi từ 10% trở lên trong tổng thu nhập cho học thêm của 1 cháu. Tương tự, có trên 25% số hộ phải chi từ 15% thu nhập và hơn 25% số hộ chi từ 20% thu nhập.

Đông đảo phụ huynh học sinh đã kiến nghị Bộ Giáo dục và đào tạo cần nhanh chóng xây dựng hệ thống đánh giá thường niên.

Đồng thời, các cơ sở giáo dục nên chủ động công khai thông tin và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin khi người dân có yêu cầu.

Ở góc độ " người trong cuộc", Bộ Giáo dục và Đào tạo ngỏ ý  mong muốn các tổ chức xã hội tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của mình.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế.

Hoàng Thư

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...