1.000 nhân viên y tế tuyến cơ sở tại TP HCM xin nghỉ việc - định hướng nào cho trạm y tế xã?

Công việc quá tải, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, thiếu cơ hội nâng cao tay nghề... khiến hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc.
Công việc quá tải, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, thiếu cơ hội nâng cao tay nghề... khiến hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước thực trạng gần 1.000 nhân viên y tế tuyến cơ sở tại TP HCM xin nghỉ việc trong năm qua, mới đây, tại cuộc họp HĐND TP HCM, Chủ tịch TP Phan Văn Mãi cho biết đã làm việc với Bộ Y tế, thống nhất triển khai đề án thí điểm xây dựng tổ chức trạm y tế theo quy mô dân số, áp lực công việc của nhân viên sẽ được giảm...

Ngày 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế có giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng cán bộ y tế nghỉ việc, nhất là ở các TP lớn như Hà Nội, TP HCM.

Trước khi bị “cơn bão” COVID-19 tấn công, số nhân viên y tế ở TP HCM chỉ đạt tỷ lệ 2,31 người trên 10.000 dân, thấp hơn số trung bình cả nước là 7. Đợt dịch COVID-19 vừa qua, hệ thống y tế cơ sở tiếp tục bộc lộ nhiều điểm yếu về nhân lực lẫn cấu trúc tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Công việc quá tải, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, thiếu cơ hội nâng cao tay nghề... khiến hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc.

Trong bối cảnh trên, ngành Y tế TP đưa ra đề án với nhiều chính sách giữ chân, thu hút nhân lực tuyến y tế cơ sở như hỗ trợ thu nhập, đề xuất điều chỉnh biên chế ở trạm dựa trên quy mô dân số chứ không theo địa giới hành chính vì có những phường, xã rất đông dân, nếu 5-10 nhân viên theo quy định sẽ không thể đáp ứng. Đề án cũng kiến nghị bác sĩ mới tốt nghiệp thay vì tới thực hành 18 tháng ở bệnh viện sẽ làm việc tại trạm y tế 12 tháng, được hỗ trợ với mức 1,5 lần lương tối thiểu.

Những đề xuất này rất thực tế, rất được kỳ vọng, nhưng vấn đề nằm ở chỗ TP HCM không thể tự quyết được mà cần Trung ương và các bộ, ngành đồng ý, ủng hộ về các quy trình, thủ tục, tài chính, cơ chế... ít nhất phải có một cơ chế đặc thù. Về lâu dài phải có chính sách của Chính phủ, thậm chí ở tầm Quốc hội. Như vậy mới bền vững, tránh tình trạng đang dịch bệnh thì tăng tuyển dụng, đãi ngộ; sau đó lại cho nghỉ việc, cắt giảm biên chế; như Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan nói.

Còn một chặng đường dài khác đang thách thức các trạm y tế xã, phường, đó là bản thân các trạm phải tự khẳng định chính mình. Hiện tuyến trạm y tế thường chỉ làm những nhiệm vụ hành chính, thu thập số liệu, thống kê, các chương trình điều tra sức khỏe, dinh dưỡng, tổ chức tiêm chủng, vận động sinh đẻ có kế hoạch... là những công việc chưa gắn bó trực tiếp nhu cầu người dân.

Một vấn đề nữa, để người dân tin tưởng, hệ thống trạm y tế không chỉ cần được bổ sung đầy đủ nhân lực mà còn phải có cả trang thiết bị, vật chất, máy móc, đặc biệt nhân lực phải có tay nghề chuyên môn vững, thường xuyên trau dồi, cọ xát công việc thì các trạm mới có thể phát huy nhiệm vụ khám chữa bệnh ban đầu.

Con đường tiến tới chuyên nghiệp, tiến tới cái đích tự khẳng định mình của trạm y tế như vậy có thể còn khá gian nan, từ việc tính toán tiền đâu đầu tư, nhân lực đâu để bổ sung, thậm chí có thể cần Quốc hội ra một nghị quyết yêu cầu ngân sách các địa phương khi chi cho y tế buộc phải dành bao nhiêu phần trăm cho y tế dự phòng, cho hệ thống trạm y tế cấp xã.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.