100 đêm thức mắt trông mộ ở làng “Thiên Lôi thảm sát”

Ở xã Nam Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) nơi được mệnh danh là làng “trời đánh” vì mỗi năm phải chịu hàng trăm lần giận dữ của Thiên Lôi, những câu chuyện đồn đoán nhuốm màu huyền bí về tác dụng của một số bộ phận trên… thi thể người bị sét đánh đã ám ảnh họ hàng chục năm nay.

 

Ở xã Nam Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) nơi được mệnh danh là làng “trời đánh” vì mỗi năm phải chịu hàng trăm lần giận dữ của Thiên Lôi, những câu chuyện đồn đoán nhuốm màu huyền bí về tác dụng của một số bộ phận trên… thi thể người bị sét đánh đã ám ảnh họ hàng chục năm nay.

 “Thiên lôi” thảm sát
Ở Nghệ An, mảnh đất này vốn được coi là một vựa lúa lớn của cả tỉnh những cũng còn có một cái tên gọi khác mà chẳng ai muốn nhắc đến: Làng “sét đánh”.
Từ bao đời nay, những người cao tuổi trong làng vẫn thường truyền tụng, nơi đây vốn có “thiên căn địa thế” nên ông trời phú cho đất đai màu mỡ, mưa gió thuận hòa, trúng mùa lúa liên tục…Nhưng không hiểu vì sao mà “ngài Thiên Lôi” cũng lại rất hay chọn làm nơi trút giận. Có những thời kỳ mỗi năm lại có vài người ra đi khi mỗi lần giông tố kéo về.
Người làng sợ lắm, có lời đồn đoán là dân làng có ai làm gì có tội với trời không, mà trời năm nào cũng tìm người bắt đi?. Bởi thế, cứ mỗi khi đến vụ mùa các bô lão trong làng lại sắm lễ cẩn thận cầu Trời “rủ lòng thương không bắt người đi”, nhưng cũng chỉ được vài năm rồi người làng cũng không tránh khỏi “số kiếp tai ương”.
Cụ Nguyễn Đình Cựu, năm nay đã ngấp nghé tuổi 90 bóp trán nhớ lại: “Ngày tôi còn trai trẻ đã từng chứng kiến người làng bị sét đánh chết. Nhưng tiệt chưa có năm mô (nào) mà cùng một lúc sét đánh chết 6 người  như năm 2009”.
Ông Phan Thế Trung, Chủ tịch UBND xã Nam Thành thuật lại thảm họa xảy ra trong cái ngày kinh hoàng đó. Sự việc bắt đầu vào khoảng 15h30 ngày 16/5/2009 khi một cơn mưa giông bất chợt kéo đến, ban đầu là những đám mây đen ùn ùn, sau nữa là gió, rồi mưa, chẳng mấy chốc bầu trời tối đen kịt.
Hàng trăm người dân đang cần mẫn cấy hết những nắm mạ cuối cùng trên cánh đồng Mò Rò nằm ở phía tây của thôn Đăng Lưu túa ra tìm nơi trú ngụ, trong đó 20 người đủ lứa tuổi chen chúc tìm được nơi trú mưa là chiếc lán canh dưa dựng chênh vênh giữa cánh đồng.  
Anh Khôi kể lại những ngày thức đêm canh mộ vợ.
Hung tin làm xóm làng náo loạn.

Lán nhỏ, người đông, mưa ngày càng nặng hạt, gió rít lên từng đợt, những tia chớp sáng lóe lên như muốn xé toang bầu trời tối đen kịt khiến mọi người hoảng hồn nép sát vào nhau không ai dám mở miệng nói được lời nào. Có một cái gì đó chộn rộng trong người.

Rồi bất chợt, một tiếng nổ chói tai vang lên, mọi người trong lán mắt chói xanh, đầu choáng váng ngã nhào lên nhau ngất lịm. Ba người ở trong lán gồm một phụ nữ trung niên và hai em nhỏ đã không bao giờ tỉnh lại. Cùng lúc đó, cách đó không xa, trên một luồng sét cũng cướp đi mạng sống của 3 người dân trên cánh đồng đang cần mẫn đội mưa cố làm xong công việc cuối cùng của mình. “Vậy là trong một buổi chiều "Thiên Lôi" đã tước đi mạng sống của 6 người dân đen đủi. Làng tôi chưa bao giờ tan hoang và hoảng sợ như thế ”, ông Trung nhớ lại.

Xóm làng náo loạn
Nhận được hung tin sét đánh chết người ngoài cánh đồng, khi cơn mưa còn chưa ngớt, người làng thi nhau đổ ra chiếc chòi canh dưa, những chiếc xe kéo được huy động tối đa để đưa những người bị nạn đi cấp cứu. Tai nạn bất ngờ khiến cả làng rúng động như vừa trải qua một cơn địa chấn. Trẻ con sợ hãi ngồi co rúm trong nhà, người người gặp nhau trên đường nghẹn ngào chẳng nói với nhau được một câu nào. Tiếng khóc ai oán của những người vừa nhận dạng được người thân tử nạn vang khắp cả vùng. 
Chị Nguyễn Thị Hà, một trong những người may mắn sống sót chỉ tay lên những vết sạm còn lưu dấu trên cơ thể mình: “Khi tỉnh lại thì thấy mỗi người nằm mỗi nơi, tôi thì nằm đè lên hai người khác. Hai chân không thể nhấc nổi, lê chân trái được một đoạn thì gục tại chỗ, chân phải như chết từ lúc nào. Còn toàn thân thì ê ẩm, miệng không mở được.
Tôi đưa mắt nhìn xung quanh thấy con gái đang nhúc nhích mà chẳng biết làm thế nào để bò đến chỗ con. May mắn dân làng kịp chạy ra đưa đi cấp cứu nên tôi và mọi người mới thoát chết”.
Sau khi được sơ cứu ban đầu, những người bị nạn tiếp tục được chuyển lên bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành. Chưa bao giờ bệnh viện này lại đông đến thế, cả làng cứ bìu ríu nhau lên bệnh viện để theo dõi sức khỏe của những người còn có cơ hội được sống, rồi những người dân khác khắp nơi tìm về.
Chủ tịch xã Nam Thành kể lại, hôm đó xã quyết định đặt một nhà hàng gần đó mấy chục mâm cơm rồi thông báo với tất cả người dân trong xã vào ăn cơm không mất tiền. “Chỉ cần chứng minh được họ là dân của xã Nam Thành là không lấy tiền cơm, người ta bỏ ruộng, bỏ nhà lên đây với người bị nạn thì xã tiếc gì mà không mời họ được một bữa cơm”, anh Thành kể lại. 
Trắng đêm canh mộ vì lời đồn
Nỗi đau mất người thân chưa kịp nguôi ngoai, thì những lời đồn thổi chẳng biết từ đâu được tung ra làm cho người nhà của các nạn nhân lại “nỗi đau chồng thêm nỗi đau”. Người ta kháo nhau rằng ai có bàn tay người chết vì sét đánh đi ăn trộm thì sẽ trộm đâu được đó, như có phép tàng hình không bao giờ bị phát hiện. Xương bánh chè người bị sét đánh nếu mài ra uống sẽ trị bá bệnh. Ai có đốt sống lưng của người bị “thiên lôi” đánh, treo ở cổ thì như bùa hộ mệnh, không bao giờ bị bệnh hay cảm mạo, thậm chí là cả HIV…
Lo sợ cho những kẻ tin theo tin đồn mà chạm đến người xấu số đã yên nghỉ, chính quyền địa phương và gia đình các nạn nhân đành phải làm một việc chưa từng có tiền lệ trong các đám tang ma ở vùng chiêm trũng này: Chôn 3 người vào một khu vực riêng, đào huyệt sâu từ đến gần 2m, đổ bằng bê tông cốt thép từ dưới lên, bắt bóng điện chiếu sáng suốt đêm.
Công an xã được huy động túc trực ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài, gia đình của những người tử nạn lựa ra các trai tráng trong họ thay phiên nhau cắt cử mộ phần vòng trong cho đến khi đủ 100 ngày. Nhắc lại câu chuyện này, chồng của một nạn nhân chết do sét đánh vẫn lắc đầu than trách: “Sao người đời lại nghĩ ra những chuyện quái ác, cướp của người sống còn chưa hết hay răng mà còn định cướp của người chết?”.
Chia tay với ngôi làng sét đánh, chúng tôi vẫn mang nỗi day dứt băn khoăn trước lời nhắn gửi của cụ ông Nguyễn Đình Cựu trong làng: “Nhờ các anh đăng báo hỏi các nhà khoa học xem sao quê tôi bị “trời trút giận nhiều rứa”?”.
Rồi ông lại ghé tai tôi thầm thì: “Tôi nghe nói, dưới lòng đất này “cõi âm” nặng lắm, đào xuống hàng chục mét còn có đá ong dày, có liên quan gì không đến khổ nạn quê tui không?”. Có một thực tế nhìn thấy rõ, hiểu biết của người dân ở vùng quê này vẫn còn hạn chế, khi hầu hết người dân khi được hỏi về cách phòng chống khi sét đánh đều đồng nhất nói một câu: “Chạy về nhà chứ sao?”.

GS, TS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu văn hóa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín nghĩa Việt Nam:

“Chưa từng có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc kẻ trộm nếu có bàn tay người chết vì sét đánh sẽ có phép tàng hình không bao giờ bị bắt quả tang, hoặc xương cốt của người bị sét đánh có tác tụng như “thần dược” để chữa bệnh.

Có chăng là theo truyền thuyết dân gian từ xa xưa, ở khu vực xung quanh những người bị sét đánh thường tìm thấy những chiếc rìu, búa bằng đá hoặc bằng đồng. Chỉ có những thầy mo, thầy cúng bịp bợm tung tin rằng khi được sở hữu những “lưỡi tầm sét” này họ sẽ có thêm sức mạnh thần bí để trừ tà ma, diệt quỷ”.

TS. Nguyễn Xuân Anh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu

 Cách tránh sét đánh ngoài trời

Tuyệt đối không trú mưa dưới cây, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt... Nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ. Phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất.

Nhón chân, không được nằm xuống đất; đứng xa các vật cao, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương. Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.

Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau. Nếu cảm thấy tóc bị dựng lên thì có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào và phải ngồi xuống lấy tay che tai (không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất).

Theo Pháp luật & Thời đại

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.