10 năm dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với trẻ em gái”: Chuyến xe buýt chở theo niềm hy vọng

Dự án đã mang đến nhiều sự thay đổi cho thanh thiếu niên, giáo viên, phụ huynh. (Ảnh: MSD)
Dự án đã mang đến nhiều sự thay đổi cho thanh thiếu niên, giáo viên, phụ huynh. (Ảnh: MSD)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” đã có hành trình 10 năm tại Việt Nam. Nếu ví von dự án như một chuyến xe buýt, thì đã có những người lên xe, rồi xuống xe, nhưng cũng có những người đã, đang và sẽ lan toả hành trình này trong một tiến trình dài...

Tạo ra rất nhiều sự thay đổi tuyệt vời

Cách đây hơn 10 năm, năm 2012, Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” được Tổ chức Plan International hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, bắt đầu khảo sát tiền khả thi tại Thành phố Hà Nội. Mục tiêu tổng thể dự án nhằm hướng tới là các thành phố của Việt Nam an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với các em gái.

Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016, Dự án đã thí điểm tại một số trường huyện Đông Anh và cùng phối hợp thực hiện với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố Hà Nội trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Tiếp nối thành quả đến năm 2016 - 2020 Dự án đã được Vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐ-TB&XH và Hội LHPN thành phố Hà Nội triển khai những hợp phần quan trọng về truyền thông nâng cao nhận thức và định hướng chiến lược về thành phố an toàn và thân thiện cho em gái. Giai đoạn từ tháng 7/2020 - 6/2023 Dự án đã tiếp tục được Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT), Vụ Bình đẳng giới, Hội LHPN thành phố Hà Nội và Chi hội Phụ nữ tại 6 quận, huyện lựa chọn gồm Long Biên, Ứng Hòa, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Xuân và Đống Đa triển khai mở rộng tại tất cả các trường tại huyện Đông Anh, Đại học Giao thông vận tải tại thành phố Hà Nội.

Mới đây, tại sự kiện tổng kết Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” do Viện MSD phối hợp với đối tác Plan International Việt Nam tổ chức, báo cáo cho thấy, tính đến tháng 12/2023, Dự án đã có 1.620 em trai, em gái và nhóm LGBTQ+ trở thành các thủ lĩnh của sự thay đổi vì bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái; 650 giáo viên của 27 trường THCS & THPT được tập huấn về bình đẳng giới và bạo lực giới; 400 cán bộ, nhân viên giao thông vận tải được tập huấn về bình đẳng giới và bạo lực giới đối với em gái ở nơi công cộng. Ngoài ra, kênh Facebook của Dự án “Điều tớ không muốn” cũng đã ghi nhận lượt tương tác lớn của cộng đồng.

Nhấn mạnh về sự thành công của Dự án, ông Lê Văn Sơn, Trưởng nhóm Tư vấn đánh giá độc lập cho biết: “Dự án đã tạo được ra rất nhiều sự thay đổi tuyệt vời. Đầu tiên, Dự án đã xây dựng được một mạng lưới Thủ lĩnh của sự thay đổi. Các em được tập huấn những kiến thức cơ bản về bình đẳng giới, phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới, phòng, chống quấy rối ở những nơi công cộng. Từ đó các em có thể lan toả những thông tin nâng cao kiến thức cho các trẻ em khác về cách nhận diện hành vi, phòng tránh bạo lực, quấy rối và xâm phạm.

Bên cạnh đó, Dự án cũng tạo cho các em một môi trường an toàn, thân thiện, mà ở đó, các em có thể bày tỏ các ý kiến, quan điểm của mình với các nhà lãnh đạo, những người có trách nhiệm. Và đặc biệt, sau khi lắng nghe ý kiến của các em, các nhà lãnh đạo đã đưa ra những quyết định quan trọng, đáp ứng những mong muốn, bày tỏ chính đáng của các em.

Dự án cũng đã tạo được ra một đội ngũ dẫn trình viên, giáo viên nòng cốt, có đầy đủ kỹ năng và kiến thức để giúp đỡ các em học sinh xác định được những vấn đề, những nguy cơ, cung cấp các kiến thức để phòng, chống, đối phó với các hành vi bạo lực, xâm hại. Thầy cô cũng là người đồng hành, hỗ trợ, lồng ghép các hoạt động trên trường, lớp để giúp đỡ, lan toả kiến thức đối với các em. Cha mẹ các em cũng đã có những sự thay đổi, trở nên cởi mở hơn với các bạn có thể hiện giới khác biệt, cũng như có sự công bằng khi đối xử các bé trai, bé gái”.

Em tự tin, em thay đổi

Thông điệp truyền thông của Dự án trên xe buýt ở Hà Nội. (Ảnh: TTXVN).

Thông điệp truyền thông của Dự án trên xe buýt ở Hà Nội. (Ảnh: TTXVN).

Có rất nhiều điều để nói về Dự án này đã đi vào cuộc sống như thế nào. Bắt đầu từ câu chuyện của một em gái. Khi tham gia Dự án, em đã trở thành một trong những nhân tố tích cực của CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi và từ đó những đổi thay tích cực đã đến với em, với bạn bè xung quanh.

“Trước khi tham gia CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi, chúng em là những học sinh nhút nhát, rụt rè, không có đủ tự tin để thể hiện tiếng nói trước đám đông, có những định kiến về giới. Chúng em luôn nghĩ rằng, việc học là việc quan trọng hơn, chúng em không muốn học thêm một kỹ năng nào khác. Nhưng trong quá trình tham gia CLB, chúng em được thụ hưởng những hoạt động của Dự án mang lại. Chúng em được các thầy, cô giáo, các dẫn trình viên định hướng tham gia các hoạt động của dự án như: tham gia các buổi tập huấn, sinh hoạt, khiến chúng em có thể thảo luận, trao đổi những vấn đề về giới, về bình đẳng giới. Hàng năm chúng em được tham gia các sự kiện truyền thông tại trường về bình đẳng giới, xoá bỏ bạo lực học đường, xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới, để xây dựng một trường học an toàn, bình đẳng, giúp chúng em nhận biết được các hành vi quấy rối, bạo lực tình dục với trẻ em. Ngoài ra, chúng em còn được tham gia các buổi đối thoại trực tiếp với các ban lãnh đạo, thầy, cô giáo và cha mẹ của mình để chúng em có thể nói lên những suy nghĩ, hành động của mình, từ đó xây dựng thành phố an toàn, thân thiện và bình đẳng đến tất cả mọi người.

Sau khi tham gia dự án, bản thân chúng em cũng tự cảm thấy bản thân có những thay đổi rõ rệt. Chúng em tự tin hơn khi chia sẻ quan điểm của mình, có thể dám nói lên tiếng nói, chúng em còn biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi người. Quan trọng hơn, chúng em còn thấy được sự trưởng thành của mình trong suy nghĩ và hành động. Từ đó, chúng em dám tham gia nhiều hơn những hoạt động để có thể lan truyền đến tất cả mọi người” - em Nguyễn Thanh Phương, đại diện CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi tại Trường THCS Cổ Loa chia sẻ.

Được biết, trong 3 năm triển khai dự án, đã có 6 CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi được thành lập, trong đó có 54 CLB ở 26 trường THCS, 1 trường THPT trên địa bàn huyện Đông Anh và 2 CLB tại Trường Đại học Giao thông vận tải (mỗi trường có 1 CLB em gái và 1 CLB em trai). Số lượng thành viên tham gia vào các CLB là 880 thanh, thiếu niên, bao gồm 420 nam và 420 nữ, độ tuổi từ 10 - 22. Các CLB thường xuyên sinh hoạt, với tuần suất 1 - 2 buổi/tháng theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp. Trong các buổi sinh hoạt, thanh, thiếu niên được biết thêm những kiến thức về giới, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực giới cũng như các kỹ năng mềm để các em có thể tự bảo vệ, tự phát triển bản thân. Bên cạnh đó, các thành viên của các CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi được tham gia vào 219 khóa tập huấn, được tập huấn những kiến thức, kỹ năng tham gia, kỹ năng lãnh đạo và đối thoại chính sách; kỹ năng truyền thông qua mạng xã hội Facebook và Tiktok...

Những người lớn đổi thay

Ở góc độ người lớn, các bậc phụ huynh, giáo viên, các cán bộ, nhân viên giao thông vận tải... cũng nhận được nhiều sự thay đổi từ ảnh hưởng của Dự án. Dự án đã tổ chức 61 khóa cho giáo viên/dẫn trình viên các trường THCS và THPT. Sau chuỗi tập huấn, Dự án đã xây dựng được đội ngũ dẫn trình viên ở các trường (mỗi trường 4 - 5 người) có đủ năng lực để dẫn dắt các buổi sinh hoạt CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi tại trường, tổ chức các hoạt động truyền thông trong trường học về thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn ngừa bạo lực giới.

Mỗi năm một lần, tại 24 xã của huyện Đông Anh, Hà Nội, 720 thành viên CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi và gần 110 lãnh đạo cộng đồng đã tham gia vào hoạt động đánh giá an toàn của trẻ em gái ở nơi công cộng bằng mẫu Bảng kiểm “Đi bộ an toàn”. Các phát hiện và quan tâm về an toàn của em gái trên đường phố và không gian công cộng sau đó được trình bày trong các cuộc họp với đại diện lãnh đạo cộng đồng. Các khuyến nghị, đề xuất đã được lãnh đạo địa phương lắng nghe, tiếp thu và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng thành các đề án để cải thiện và khắc phục các vấn đề ảnh hưởng tới sự an toàn của trẻ em trên địa bàn toàn huyện.

Từ tháng 2 - 5/2023, các buổi đối thoại liên thế hệ đã được triển khai với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Ngày 18/2/2023, buổi đối thoại liên thế hệ lần thứ nhất được tổ chức với sự tham gia của hơn 1.400 học sinh, phụ huynh, giáo viên Trường THCS Đức Tú, lãnh đạo Sở GD&ĐT Đông Anh... giúp các em học sinh chia sẻ với cha mẹ, giáo viên về những vấn đề khiến các em lo lắng, gặp khó khăn. Trong tháng 5/2023, các cuộc đối thoại cấp lớp (lồng ghép với cuộc họp phụ huynh cuối năm học) đã được tiến hành tại 26 trường dự án còn lại trên địa bàn huyện Đông Anh. Các buổi đối thoại đã giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh có cơ hội gặp mặt để cùng trao đổi, chia sẻ với nhau về những vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt...

Không sai khi ví von rằng Dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” như một chuyến xe buýt đã có hành trình dài 10 năm đáng nhớ. Hay nói như bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD tại buổi lễ tổng kết Dự án: “Có những người lên xe, rồi xuống xe, nhưng cũng có những người sẽ lan toả hành trình này trong một tiến trình dài. Hành trình kéo dài 10 năm này cũng tràn đầy những thách thức. Những điều này cũng là quá trình để chúng ta rèn giũa, tạo nên những Thủ lĩnh của sự thay đổi. Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể tạo thêm nhiều Thủ lĩnh của sự thay đổi hơn, để bảo đảm rằng thành phố của chúng ta, những chuyến xe buýt, những địa điểm công cộng và cả trong mỗi chúng ta đều có một không gian an toàn”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Tĩnh lặng trước những lời không hay: Nghệ thuật sống giữa đời xô bồ

(PLVN) - Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối mặt với những lời không hay, những nhận xét tiêu cực hoặc thậm chí những lời đồn đoán ác ý từ người khác. Những lúc như vậy, phản ứng đầu tiên thường là muốn lên tiếng bảo vệ bản thân, muốn hơn thua, muốn chứng minh mình đúng. Nhưng có lẽ cách hay nhất chính là im lặng.

Đọc thêm

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an
(PLVN) - Thay vì mãi chạy theo những điều xa vời, chúng ta nên học cách hài lòng với những gì mình đang có. Biết từ bỏ là khi chúng ta thật sự tìm thấy sự tự do, sự bình an...

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương
(PLVN) -  Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương, bởi đôi khi, một phút ngập ngừng cũng có thể là một cơ hội đã vụt mất. Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng, trân trọng từng khoảnh khắc...