Chiềng Chăn quạnh hiu trong cơn “bão ết”

Chiềng Chăn (huyện Mai Sơn – Sơn La), theo tiếng Thái có nghĩa là “miền đất đẹp, hay sự trù phú”. Thế nhưng, “bão ết” (AIDS) đã và đang ập về xã này khiến bản làng nơi đây càng hiu quạnh vì có thêm những đứa trẻ côi cút và nhiều phụ nữ góa bụa… 

Chiềng Chăn (huyện Mai Sơn – Sơn La), theo tiếng Thái có nghĩa là “miền đất đẹp, hay sự trù phú”. Thế nhưng, “bão ết” (AIDS) đã và đang ập về xã này khiến bản làng nơi đây càng hiu quạnh vì có thêm những đứa trẻ côi cút và nhiều phụ nữ góa bụa… 

Chiềng Chăn hưu quạnh những mái nhà vợ mất chồng, con không bố.
Chiềng Chăn hưu quạnh những mái nhà vợ mất chồng, con không bố.
Những mảnh đời cay đắng
Lên Chiềng Chăn (Mai Sơn, Sơn La) lần này, chúng tôi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh do “bão ết” tàn phá, thêm một lần nữa cảnh báo cho cái vùng đất “trù phú” này đang ngày đêm bị những cơn nghiện ma túy “băm vằm”.
Theo tiếng Thái, Chiềng Chăn có nghĩa là “miền đất đẹp, hay sự trù phú”. Phía sau của sự hoa lệ cần gửi gắm của những người Thái “đầu tiên đi mở đất” ấy, giờ đây miền này hun hút buồn vì “bão nghiện”, “bão “ết” đang ngày đêm “phần phật” thổi vào nhiều gia đình. Với sự “lộng hành” của thứ tệ nạn này là hậu họa thôn bản vắng người, trẻ con sống côi cút, người già quạnh hưu, gắng gượng cùng năm tháng, với những nỗi đau tủi hờn.
Đầu chiều, Chiềng Chăn vắng vẻ, đìu hiu. Chúng tôi đến thăm gia đình bà Lò Thị Tuyết. Không gian nhà bà Tuyết lại đìu hiu hơn bởi sự côi cút của hai đứa trẻ, cháu nội bà khi bố mẹ chúng vừa bị “bão ết” cướp mất. Hai đứa trẻ còn quá nhỏ tuổi để có thể hình dung ra sự thiệt thòi về tình cảnh vắng cha mẹ chúng.
Cái không gian hưu quạnh ấy bấy lâu bủa vây và đã vô tình bắt chúng không còn hồn nhiên như những đứa trẻ cùng lứa tuổi nữa. Đang học, thấy người lạ đến, chúng đồng loạt bỏ sách vở, chạy đến bên bà Tuyết, đôi mắt ánh lên vẻ sợ hãi, chờ sự cưu mang của người gần gũi nhất bấy lâu còn ở lại bên chúng.
Vùi nồi cơm nhỏ con, suất ăn chiều cho ba bà cháu bên chiếc bếp hưu hắt củi lửa, chúng tôi hỏi chuyện, bà Tuyết lại sụt sùi khi nhớ đến hai đứa con yểu mệnh của bà. “Con trai tôi tên là Hà, ngày xưa nó đẹp trai và vạm vỡ lắm! Nó ngoan ngoãn, ở nhà giúp tôi nhiều việc lắm. Sống chả ác với ai, thế mà trời lại “bắt tội” nó sớm quá! Giờ chỉ tội cho hai đứa con nó”, bà Tuyết nghẹn ngào nấc lên. 
Bây giờ, đứa con trai của bà Tuyết nay chỉ còn lại trên di ảnh. Trước đây, vào tuổi “dựng vợ, gả chồng”, bà Tuyết cũng mong Hà sớm kiếm vợ để về sinh cháu cho bà bế. Không như những thanh niên khác, Hà cứ kén mãi, đến tuổi “trăng náu” Hà mới tìm gặp được Tâm, con dâu bà, mẹ của hai đứa trẻ côi cút ngày nay.
Cưới vợ về năm trước, lưng lửng năm sau bà Tuyết đã có cháu nội bế. Rồi năm kế nữa, đứa thứ hai ra đời. Vợ chồng bà cháu tíu tít nuôi nhau. Hạnh phúc gia đình có tới 3 thế hệ sinh sống này tưởng khó bị phá vỡ. Ấy thế mà con ma “ết” nó theo thanh niên bản về lấy tất cả những thứ gì ao ước của gia đình bà Tuyết.
“Bão nghiện” đổ về Chiềng Chăn và bao vây gia đình con cái bà Tuyết. Đầu tiên là chồng, sau là vợ, người cứ sụt đi. Rồi theo thời gian, hai đứa, một trai, một dâu của bà lần lượt ra đi. Để lại cho bà “thứ tài sản duy nhất” là hai đứa cháu. Côi cút, bà Tuyết đang ngày đêm phải lọ mọ cưu mang.
Ở Chiềng Chăn, ngoài bà Tuyết, căn nhà chị Lọi nằm quạnh quẽ bên chân núi cũng khiến tôi bị ám ảnh. Trong căn nhà có bà lão tên Can, bà ngoại của đứa trẻ đang nằm côi cút, lạnh lẽo ra trông cháu cũng cứ khóc mãi. Bà bảo, cái Lọi con bà ngày xưa cũng đẹp gái. Rồi nó đi lấy chồng. Đang hạnh phúc, đang bình an thì ma túy ập về, “ết” cướp ngay thằng chồng nó. Chồng nó mất còn để lại con “ết” trong bụng vợ nó. 
Vợ nó giờ cũng hắt hưu lắm. Biết chẳng sống được bao nhiêu nên nó buồn, cứ bỏ đi suốt thôi. Thỉnh thoảng, nó mới về ôm con khóc và cho con tý tiền rồi nó lại đi. Thương nó bà bảo, thôi ở nhà với mẹ, với con. Nhỡ có “lăn ra” thì còn có người lo đám ma, đem đi chôn cất, còn có đứa đội tang cho. Chứ không nhỡ kiệt sức, chết đường chết chợ ở đâu, lại thành ma đói ma khát, có chết cũng không yên tâm. Nhưng nó bảo, phải đi xa thôi. Chứ ở xã, ở thôn này ngày ngày gặp người quen thì xấu hổ lắm.
Buồn như… gió núi

Theo thống kê, toàn xã Chiềng Chăn có tới 91 người bị nhiễm HIV đang có hồ sơ quản lý và đã có 65 người chết vì HIV. Họ ra đi để lại 56 đứa trẻ bị mất cha hoặc mẹ. Hiện tại, xã Chiềng Chăn còn 87 người nghiện ma túy mãn tính, mà không ai biết rằng liệu mình có bị nhiễm HIV hay không. Đây có thể là những mầm mống tiếp tục gieo tai hoạ cho bản làng. Bởi lẽ, trong số những người nghiện đó có nhiều người đã có vợ hoặc chồng.

Bao giờ mới vắng bóng ma túy và “ết” ở Chiềng Chăn ?
Bao giờ mới vắng bóng ma túy và “ết” ở Chiềng Chăn?
Những câu chuyện buồn ở những bản vùng cao của Chiềng Chăn cứ như luồng gió độc luồn sâu vào những căn nhà sàn vốn quá đỗi bình yên. Bao người mẹ già đã khóc hết nước mắt vì con, vì cháu. Có lẽ, chẳng cán bộ y tế hay cán bộ xã nào muốn nhắc tới những con số buồn của địa phương mình. Mỗi khi họ đi họp hành ở các nơi trong tỉnh, nghe đồng nghiệp hỏi thăm về tình trạng HIV ở bản khiến lòng họ trĩu nặng thêm nỗi buồn.
Vào các bản ở Chiềng Chăn, chúng tôi dễ dàng gặp những thiếu phụ ngồi bên bậu cửa nhà sàn đưa ánh mắt nhìn về phía đỉnh núi xa mờ như ngóng chờ một điều gì đó vô hồn. Đặc biệt là ở các bản ven lòng hồ sông Đà, cơn bão “ết” còn dữ dội hơn. Thanh niên đang trai tráng bỗng rủ nhau đi theo ông bà hàng loạt. Những cái chết trẻ trong những căn nhà nghèo mà sau mỗi đám tang không chỉ là thêm một phụ nữ rơi vào cảnh goá bụa mà còn những đứa con thơ dại côi cút, đói khát. 
Có một thực tế đáng báo động hiện nay ở Chiềng Chăn là việc người dân đang “dị ứng” với HIV/AIDS. Nhiều người đã biết mình bị nhiễm hay người thân của họ bị nhiễm HIV nhưng họ đã giấu nhẹm. Nhiều chàng trai, cô gái bị lây nhiễm nhưng “vẫn vô tư” về “góp gạo thổi cơm chung với nhau”. Sau mỗi mối tình đó, một vài đứa trẻ vừa chào đời đã mang trên mình căn bệnh HIV quái ác. 
Nhiều phụ nữ khi mang thai đã được trạm y tế tư vấn là tham gia theo dõi và điều trị theo phác đồ của ngành y tế thì bị gia đình cương quyết phản đối. Nếu gia đình nào có con đến tuổi lập gia đình không may bị hàng xóm phát hiện, thì gia đình họ đi địa phương khác hỏi vợ cho con. Một thực trạng đáng báo động là nhiều người thuộc xã Chiềng Chăn đi khám bệnh ở bệnh viện, khi các bác sĩ xét nghiệm máu thì mới biết họ đã bị nhiễm “ết”. Số người tự nguyện đi khám rất ít.
Rời Chiềng Chăn, nỗi buồn choán ngợp trong tôi là những hệ lụy “ết” đã thấy ở đất này. Ngoài bà Tuyết, bà Can thì tôi còn nhớ nhất hình ảnh đìu hiu và tiều tụy của Lường Thị Kiên ở bản Sài Lương. Chị vốn là người ở xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La. Trong hội xên bản, xên Mường chị gặp một người đàn ông hiền lành ở xã Chiềng Chăn. Từ đó, chị theo anh về làm dâu ở Chiềng Chăn.
Chục năm trước, tai hoạ âm thầm đổ xuống ngôi nhà hạnh phúc của chị. Chồng chị mắc nghiện, nhiễm “ết” và để lại cho chi hai đứa con với bản Sài Lương. Giờ đây cùng với hai con, chị sống lầm lũi như cái bóng của chính mình, vì không biết mình và hai con có bị nhiễm căn bệnh thế kỷ của chồng hay không?.
 Phóng sự của: Đơn Thương

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.