Tổ chức Tòa án khép kín, khó bảo đảm tính độc lập khi xét xử

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại phiên họp
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại phiên họp
(PLO) - Hôm qua (25/7), Hội đồng Tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp đã có phiên họp thứ 5 để cho ý kiến về Dự án Luật Tổ chức TAND sửa đổi và Dự án Luật Tổ chức VKSND sửa đổi. 
Chủ trì phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường – Chủ tịch Hội đồng – nhấn mạnh đây là 2 Dự án Luật rất quan trọng nhằm tạo nên những đột phá trong lĩnh vực tư pháp vốn bị đánh giá là chậm đổi mới.
Bước đầu thể hiện được nguyên tắc kiểm soát quyền lực
Báo cáo về những nội dung cơ bản của Dự án Luật Tổ chức VKSND sửa đổi, Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát (VKSNDTC) Nguyễn Tiến Cương cho biết, Dự thảo Luật đã thể hiện được chức năng kiểm soát hoạt động tư pháp của VKSND với các cơ quan tư pháp khác. 
Theo đó, trong mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, VKSND được xác định là thiết chế kiểm soát hoạt động tư pháp, có trách nhiệm phối hợp đồng thời kiểm sát chặt chẽ, thường xuyên đối với cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan thi hành án và các cơ quan khác trong việc thực hiện hoạt động tư pháp. 
Mặt khác, VKSND cũng chịu sự kiểm soát của các cơ quan tư pháp, của nhân dân không chỉ bằng các thiết chế dân chủ đại diện (như Quốc hội, HĐND) mà còn thông qua dân chủ trực tiếp và các tổ chức chính trị - xã hội. Ngoài ra, hoạt động của VKSND còn chịu sự giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của Hội Luật gia và Liên đoàn Luật sư Việt Nam thông qua sự tham gia của đại diện các tổ chức này trong Hội đồng tuyển chọn, Hội đồng thi tuyển kiểm sát viên.
Đối với Dự án Luật Tổ chức TAND sửa đổi thì đã có một số quy định cụ thể hóa cơ chế kiểm soát quyền lực giữa cơ quan lập pháp với cơ quan tư pháp được quy định tại Hiến pháp. Cụ thể là, thẩm quyền của Quốc hội quy định tổ chức, hoạt động của TAND, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC; phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán; thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể TAND cấp cao, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp sơ thẩm và các Tòa chuyên trách của TAND; giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước với hoạt động của TANDTC.
Chưa thực sự đổi mới
Tuy nhiên, theo nhận định của nhóm chuyên gia Hội đồng Tư vấn thẩm định, cơ chế kiểm soát của các cơ quan nhà nước khác đối với hoạt động của VKSND còn đơn giản. Bởi sự tuyển chọn kiểm sát viên VKSNDTC không chỉ liên quan đến công tác tổ chức mà còn liên quan đến trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức, uy tín nghề nghiệp của kiểm sát viên được chọn nên cần mở rộng hơn nữa sự tham gia của đại diện các cơ quan có mối liên hệ về công tác chuyên môn với VKSND như đại diện lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Tư pháp nhằm đánh giá khách quan, chính xác hơn phẩm chất, năng lực của những người được lựa chọn là kiểm sát viên VKSNDTC. 
Còn Dự thảo Luật Tổ chức TAND chưa có những quy định cụ thể hóa cơ chế kiểm soát của cơ quan tư pháp (Tòa án) đối với hoạt động thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp. Không những thế, các quy định về cơ chế kiểm soát của cơ quan hành pháp (Chính phủ) đối với việc thực hiện quyền tư pháp cũng còn hạn chế.
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận thẳng thắn chỉ ra, mô hình tổ chức TAND trong Dự thảo Luật Tổ chức TAND vẫn khép kín, vẫn quy định TAND quản lý hành chính. “Biến Tòa án thành một Bộ mất rồi thì làm sao bảo đảm tính độc lập khi xét xử được? Ngoài các quy định về Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán TANDTC thì Chính phủ có quyền gì trong quản lý hành chính đối với Tòa án không?” – ông Thuận nêu ra hàng loạt câu hỏi.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc phân tích, mặc dù Hiến pháp năm 2013 không quy định thiết chế Ủy ban Kiểm sát trong cơ cấu tổ chức của hệ thống các cơ quan VKSND song Dự thảo Luật vẫn duy trì thiết chế này ở cả 3 cấp là VKSNDTC, VKSND cấp cao và VKSND cấp tỉnh. 
Từ đó, ông Phúc không tán thành quy định Ủy ban Kiểm sát quyết định thay Viện trưởng VKSND, làm giảm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Viện trưởng. Đồng tình, chuyên gia cao cấp Bộ Tư pháp Dương Thanh Mai đề nghị, nếu tiếp tục thiết lập thiết chế này thì nên quy định rõ Ủy ban Kiểm sát chỉ là cơ quan tư vấn và cũng chỉ nên thành lập ở VKSNDTC.
Liên quan đến những thảo luận trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng cho rằng cần làm rõ hơn vị trí, vai trò của Tòa án với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đồng thời Chính phủ tham gia quản lý đối với Tòa án địa phương như thế nào để bảo đảm thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia. Đối với Luật Tổ chức VKSND, Bộ trưởng đề nghị làm rõ chức năng thực hành quyền công tố (chỉ có tố tụng hình sự) và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND; giải mã cho được nguyên tắc thủ trưởng chế với vấn đề tranh tụng; xác định cụ thể mối quan hệ giữa Chính phủ với VKSND…

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.