Dấn thân cùng ngành Tư pháp

(PLVN) - Mỗi năm tháng 7 về, những người làm Báo Pháp luật Việt Nam lại bồi hồi chào đón ngày sinh nhật – ngày Báo phát hành số đầu tiên. Trong hành trình làm nghề là đầy ắp những kỷ niệm, dấu chân in mọi miền đất nước. Đối với những phóng viên theo ngành, thì kỷ niệm đó “đặc biệt” hơn, mang đậm dấu ấn của Bộ, ngành Tư pháp…

Những phóng viên trẻ được giao theo lĩnh vực Tư pháp chủ yếu là “dân” học báo chí ra với hiểu biết về lĩnh vực này gần như là con số 0. Vì thế, viết bài vừa đúng vừa hay như một thử thách không nhỏ, đó là chưa nói đến việc người ta vẫn coi tư pháp là lĩnh vực “khô và khó”. Chẳng hạn như thế nào là “án ma túy”, “án tồn đọng”, án không có điều kiện thi hành. Ngồi hội nghị và nghe khái niệm sẽ không thể hình dung nổi. Nhưng cái mới quả có sức hút rất kỳ lạ. Và thế là thôi thúc xách ba lô lên đường.

Tôi đã từng cùng các Chấp hành viên của huyện Thuận Châu, Sơn La dành  nhiều ngày băng rừng thâm nhập vào một “bản ma túy” của xã Tông Lệnh. Nơi đó, có biết bao nhiêu mái nhà không có người đàn ông vì thời điểm đó (năm 2003) gần như họ đều thụ án trong trại vì ma túy. Nhưng người chấp hành án xong trở về thì nghiện hút, không nhà cửa, không thu nhập, cuộc sống chênh vênh bữa đói bữa no. Vậy mà họ vẫn “cõng” trên lưng số tiền thi hành án ít nhất 20 triệu đồng (theo quy định của Bộ luật hình sự lúc bấy giờ). Tận mắt chứng kiến những gia cảnh ấy, lần đầu tiên tôi hiểu tường tận thế nào là “án tồn đọng” và những gian khổ của các chấp hành viên khi biết chắc rằng số tiền nói trên sẽ là khoản nợ vĩnh viễn khó đòi, nhưng cứ định kỳ hàng quý họ lại phải vào bản xác minh. Biết bao thời gian, chi phí, công sức cho những chuyến đi ấy nhưng kết quả vẫn là những tập hồ sơ ngày càng dày lên trong tủ.

Miền núi có cái khổ của án ma túy, của nghiện hút và những mái nhà tan hoang thì nơi đảo xa công tác Thi hành án dân sự cũng không ít gian nan. Những năm 1999, 2000, mỗi tuần muốn ra được huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) chỉ có hai chuyến tàu bưu điện, chưa kể những ngày biển động mọi liên lạc đều bị cắt đứt. “Cắm” trên huyện đảo ngày ấy là ba chàng trai rất trẻ được Phòng Thi hành án Quảng Ninh (lúc bấy giờ các Cục THADS vẫn là Phòng THA) biệt phái. Cuộc sống của họ trên đảo đúng nghĩa nơi đầu sóng ngọn gió với sự dè sẻn từng cọng rau xanh, từng ca nước ngọt và nỗi nhớ cách biệt đất liền. Đặc biệt là câu chuyện đi thi hành án thì “khổ trăm bề” dù số lượng án không nhiều. Do đặc thù của người dân trên đảo chủ yếu sống bằng nghề biển nên để thi hành một bản án có khi giá trị rất nhỏ cũng phải chầu chực, từ đảo nọ đến đảo kia mất cả tuần. Đi tống đạt văn bản giấy tờ thì cứ chia nhau, còn cưỡng chế thi hành án thì gần như không thể vì các điều kiện bảo đảm an toàn quá khó khăn. Ngày ấy những phóng viên trẻ như chúng tôi cũng đã từng nếm trải cái cảm giác bị mắc kẹt lại trên những hòn đảo nhỏ khi cố theo chân các thư ký, chấp hành viên đi thi hành án giữa mùa bão biển…Bây giờ, các chàng trai biệt phái ra Cô Tô ngày đó đã giữ những vị trí chủ chốt của các cơ quan THADS Quảng Ninh nhưng chắc chắn thời gian trên đảo sẽ là những trải nghiệm về nghề rất đáng nhớ.

Tổng biên tập Đào Văn Hội, Phó Tổng Biên tập Thường trực Đặng Ngọc Luyến tặng căn nhà tình nghĩa cho cán bộ Tư pháp có hoàn cảnh khó khăn ở xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị.
Tổng biên tập Đào Văn Hội, Phó Tổng Biên tập Thường trực Đặng Ngọc Luyến tặng căn nhà tình nghĩa cho cán bộ Tư pháp có hoàn cảnh khó khăn ở xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị.
 Ngoài thi hành án dân sự thì những phóng viên theo ngành như chúng tôi còn đặt chân tới nhiều bản làng xa xôi để thực hiện những phóng sự, những bài ghi chép về tư pháp cơ sở. Gần 20 năm trước đây, người Dao dưới chân núi Toàn Sơn (Đà Bắc, Hòa Bình) rất nặng nề về Lễ đặt tên cho con. Nói là nặng vì thời điểm đó Toàn Sơn cơ bản hộ nghèo, trong khi để tổ chức một lễ đặt tên phải tốn rất nhiều tiền mua gạo, thịt, mời thầy làm lễ. Chính vì nghèo nhiều gia đình không tổ chức được lễ đặt tên nên có người đầu hai thứ tóc mà chưa có nổi cái tên. Trong điều kiện ấy thì chính quyền cơ sở cũng như cán bộ tư pháp phải đến từng nhà kiên trì vận động. Vận động để người dân làm lễ đơn giản, và việc đặt tên là phải ra chính quyền thực hiện công tác khai sinh.

Ở vùng cao, việc đi đăng ký khai sinh khai tử cho bà con dân bản là hết sức khó khăn. Tôi còn nhớ chuyến đi với cán bộ Hạng A Sèo ở xã Sa Pả trong những cơn mưa thối đất của vùng cao. A Sèo khi ấy còn rất trẻ, là một trong những cán bộ tư pháp xã hộ tịch được địa phương cử đi đào tạo ở miền xuôi. Là người sinh ra ở Lào Cai nên A Sèo rất hiểu phong tục tập quán của người Sa Pả. Tuy nhiên, ở vùng cao bà con đi làm nương vài ngày mới về nhà một lần, A Sèo đến không gặp, mang cơm nắm, ngô luộc ra ăn, tự hái lá rừng nằm ngủ đợi người dân về…mãi thành quen. Yêu nghề tư pháp nên nhiều năm A Sèo làm cán bộ hộ tịch dù chính sách ở địa phương rất thuận lợi để A Sèo phát triển.

Công tác tư pháp nếu yêu nghề, chịu khó tìm hiểu và đi đến tận cùng thì mới thấy nó vô cùng sinh động, liên quan sát sườn đến cuộc sống của người dân, từ những chuyện thi hành án, tuyên truyền pháp luật, chuyện khai sinh, khai tử kết hôn, cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp…đều cần sự lăn xả của cán bộ tư pháp cơ sở. Dân không đến thì cán bộ phải đi. Khó mà nói hết khó khăn của cán bộ tư pháp khi đi vận động người dân chấp hành pháp luật ở những vùng biên giới, hải đảo, những nơi giao thông cách trở. Cán bộ Tư pháp coi đó là công việc hàng ngày và vui trong niềm vui của người dân khi họ được cầm trên tay một tờ giấy đăng ký kết hôn, một giấy khai sinh – giấy thông hành vào đời hay một quyết định cho nhập quốc tịch…

Mang trong mình “lửa nghề” cùng tình yêu gắn bó với công tác tư pháp, hạnh phúc của những người làm Báo Pháp luật Việt Nam theo lĩnh vực hoạt động của ngành là được đi, được viết, được đem đến cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về cuộc sống, về công tác tư pháp với từng người dân. Trên đôi vai tuổi 34 đang độ chín, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ nỗ lực không ngừng nghỉ tiếp tục sứ mệnh truyền thông cho Bộ, ngành Tư pháp, đồng thời khẳng định luôn là tờ báo số một trong khối nội chính. 

Đọc thêm

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Toàn cảnh buổi tiếp.
(PLVN) - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp xã giao ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam cùng Đoàn cán bộ của Ủy ban Con nuôi quốc tế Italia (CAI) nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn công tác do ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban CAI, cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Italia làm trưởng đoàn.

Nhiều kết quả tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới

Toàn cảnh Phiên thảo luận.
(PLVN) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.