Đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho người nghèo và nhóm yếu thế

Đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho người nghèo và nhóm yếu thế
(PLO) - Ngày 13/12, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và Cơ quan của Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn pháp luật lần thứ 2 năm 2018 với chủ đề “Thi hành pháp luật về bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế trong lĩnh vực tư pháp”. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc; Đại sứ EU tại Việt Nam Bruno Angelet; Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Kamal Malhotra đồng chủ trì diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn lần này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết đây là hoạt động được tổ chức thường niên trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm quan hệ đối tác pháp luật – thiết chế được thành lập và vận hành theo Nghị định số 113/2014/ND-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật. Thứ trưởng nhấn mạnh: “Chăm lo và bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế luôn là mục tiêu ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững của xã hội, đảm bảo sự tham gia một cách rộng rãi, bình đẳng, thực chất của tất cả các thành phần trong xã hội trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình, chính sách để thực hiện mục tiêu nói trên”.

Thứ trưởng nêu rõ trong lĩnh vực tư pháp, Việt Nam đã quan tâm và nỗ lực xây dựng Chiến lược cải cách tư pháp, hoàn thiện và tổ chức và thi thành pháp luật nhằm chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và nhóm yếu thế tham gia vào đời sống chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa tại Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 Luật trẻ em năm 2016, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính… và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác tạo khuôn khổ pháp luật trong nước, thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nói chung và quyền, lợi ích của người nghèo, nhóm yếu thế trong xã hội. 

Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia nhiều Điều ước quốc tế, Công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em, bình đẳng giới, đăng ký, thống kê hộ tịch… Các quy định pháp luật trong nước và quốc tế khá đồng bộ, tuy nhiên việc thực thi pháp luật về bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế trong lĩnh vực tư pháp còn nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, diễn đàn lần này tập trung trao đổi về thi hành pháp luật về bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế trong lĩnh vực tư pháp theo định hướng chiến lược phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng như các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng các yêu cầu của cải cách pháp luật và cải cách tư pháp.


Còn Đại sứ EU tại Việt Nam Bruno Angelet khẳng định đối thoại chính sách về bảo vệ quyền của người nghèo và nhóm người dễ bị tổn thương là một trong những hoạt động quan trọng trong việc hỗ trợ Bộ Tư pháp Việt Nam nâng cao tính minh bạch trong thực thi pháp luật, tăng cường bảo vệ quyền của nhóm người này. Để làm được điều đó, Việt Nam cần tăng cường các dịch vụ công, thúc đẩy sự tham gia của xã hội dân sự, tư nhân để nâng cao khả năng tiếp cận công lý, cơ hội trợ giúp pháp lý cho người nghèo, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, từ đó nâng cao tính minh bạch của hệ thống tư pháp Việt Nam.

Nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Kamal Malhotra nhận định còn nhiều người không được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của con người, nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số, nhóm yếu thế, cộng đồng LGBT... Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật cần hướng đến nhu cầu của các nhóm người này để đảm bảo công lý cho mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau. 

Tại diễn đàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp Trần Văn Dũng nêu rõ, thời gian qua, nhất là từ khi triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, pháp luật về tư pháp hình sự đã đạt được một số kết quả nhất định để tăng cường bảo vệ người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế. Cụ thể, Bộ luật Hình sự năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng xử lý nghiêm hành vi xâm phạm đến đối tượng yếu thế và người nghèo đồng thời áp dụng chính sách xử lý có tính hướng thiện khi các đối tượng này thực hiện hành vi vi phạm. Còn Bộ luật Tố tụng hình sự đề cao nguyên tắc mọi người đều đảm bảo bình đẳng trước pháp luật, do đó, khi tham gia quan hệ tố tụng hình sự thì người nghèo, người yếu thế trong xã hội đều được đảm bảo quyền và lợi ích của mình như các đối tượng khác. Bên cạnh chế tài hình sự, chế tài hành chính cũng có nhiều biện pháp xử lý các hành vi xâm hại tới quyền của nhóm đối tượng cần được bảo vệ trong xã hội.

Đề cập tới vai trò giám sát của Quốc hội trong thi hành pháp luật về bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế, ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng hoàn thiện và tương đối đầy đủ để hỗ trợ và bảo vệ người nghèo và nhóm yếu thế. Song, ông Mai cũng chỉ ra các hạn chế trong xây dựng pháp luật liên quan tới các đối tượng này như một số quy định không phù hợp thực tiễn (chế độ bảo trợ người cao tuổi, người khuyết tật; quy định liên quan tới người nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối, về cai nghiện bắt buộc, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình…). Đồng thời còn thiếu một số Luật chuyên ngành điều chỉnh các vấn đề về chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhóm người chuyển giới, người làm công tác xã hội chuyên nghiệp. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với một số bộ phận nhóm người yếu thế; chất lượng dịch vụ hỗ trợ bảo vệ các đối tượng này còn hạn chế; một bộ phận người yếu thế còn ỷ lại vào các chính sách…

Do vậy, cần tiếp tục tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong xây dựng và thi hành pháp luật; tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ người nghèo, người yếu thế; tạo điều kiện phát huy vai trò của các tổ chức đại diện cho nhóm yếu thế; nhân rộng mô hình Tòa gia đình và Người chưa thành niên… 

 

Tin cùng chuyên mục

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Đọc thêm

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .