Bất thường một vụ thi hành án

Một phần của bản án chia thừa kế tưởng chừng đã trôi vào “quên lãng” hơn 10 năm thì gần đây, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bỗng "ngả ngửa" khi nhận quyết định cưỡng chế. Điều vô lý là đương sự phía đối lập không có yêu cầu, nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn nhiệt tình “giúp”...
Một phần của bản án chia thừa kế tưởng chừng đã trôi vào “quên lãng” hơn 10 năm thì gần đây, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bỗng "ngả ngửa" khi nhận quyết định cưỡng chế. Điều vô lý là đương sự phía đối lập không có yêu cầu, nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn nhiệt tình “giúp”.

Mua bán ngay tình

Chị Nguyễn Thị Thúy, trú tại Khu tập thể trường Đại học Ngoại Thương (phường Láng Thượng, Đống Đa) là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện chia thừa kế giữa các nguyên đơn là Thái Thị Khiêm, Thái Thị Nhường, Thái Thị Minh với bị đơn là ông Thái Gia Tiểm.

Chuyện bắt đầu từ tháng 11/1995, vợ chồng chị Thúy mua của anh Tiểm mảnh đất trên có nhà cấp 4 rộng 42m2 với giá 24 cây vàng. Khi đó, anh Tiểm cam đoan mảnh đất này anh là thừa kế duy nhất từ bố mẹ, không có tranh chấp hay thế chấp, tặng cho…Tin lời, vợ chồng chị Thúy đã thanh toán đầy đủ cho anh Tiểm và sửa chữa nhà để ở.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
5 năm sau, tranh chấp mới phát sinh giữa những người anh em của anh Tiểm về chia thừa kế nhà đất. Bản án dân sự phúc thẩm số 194 ngày 15/9/2000 của TAND TP. Hà Nội nhận định: Hợp đồng mua bán nhà đất giữa anh Tiểm và vợ chồng chị Thúy là hợp đồng trái pháp luật vì anh Tiểm chỉ là một trong 5 thừa kế, việc bán nhà đất chỉ có anh Tiểm giao dịch các đồng sở hữu khác không biết, không đồng ý…Do đó, Tòa tuyên vợ chồng chị Thúy phải trả đất đã mua cho các thừa kế, còn anh Tiểm phải trả lại cho vợ chồng chị Thúy 24 lạng vàng và một số nghĩa vụ khác.

Bất thường trong thi hành án

Án có hiệu lực, ngày 12/10/2000, bà Nhường đại diện cho các đồng nguyên đơn có đơn yêu cầu thi hành án (THA) gửi Đội THA quận Ba Đình (nay là Chi cục THA dân sự Ba Đình). Tuy nhiên, đây chỉ là các nội dung về việc chia thừa kế giữa nguyên đơn và bị đơn. Bà Nhường không yêu cầu những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải THA, trong đó có chị Thúy.

Trên cơ sở đơn yêu cầu, ngày 18/10/2000, Đội THA Ba Đình đã ra Quyết định THA số 595 để thi hành theo yêu cầu của bà Nhường, mà không có phần của chị Thúy (vì bà Nhường không yêu cầu). Cũng tại thời điểm này, chị Thúy cũng có đơn yêu cầu đề nghị thi hành khoản 24 cây vàng chị đã giao cho anh Tiểm khi mua đất và số tiền cải tạo nhà theo án tuyên. Tuy nhiên, yêu cầu của chị Thúy rơi vào quên lãng, anh Tiểm chưa trả vàng và chị cũng chưa trả đất do chưa có quyết định của cơ quan THA về việc này.

Sự việc tưởng “ngủ yên” sau hơn 10 năm, thì đột nhiên ngày 5/1/2011, Chi cục THA Ba Đình ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án, buộc chị Thúy phải trả đất. Tiếp đó, ngày 24/8/2011 là quyết định cưỡng chế buộc chị Thúy trả nhà, giao đất.

Đến đây có thể thấy, việc làm của THA Ba Đình rất khó hiểu. Trong khi nguyên đơn không có yêu cầu thì THA lại tự nguyện “giúp” bằng việc ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung. Việc làm này là vượt quá yêu cầu của đương sự, trái với nguyên tắc THA. Thậm chí, trong trường hợp dù nguyên đơn có yêu cầu bổ sung đi nữa thì cũng đã hết thời hiệu THA (theo Pháp lệnh THA dân sự là 3 năm và theo Luật THA dân sự hiện hành là 5 năm, trong khi bản án có hiệu lực từ năm 2000). Một điều khó hiểu khác là chị Thúy cũng có đơn yêu cầu THA nhưng lại bị “quên” hơn 10 năm nay, đến giờ cũng không được đếm xỉa.

Khi PLVN đặt câu hỏi vì sao có quyết định sửa đổi, bổ sung THA nói trên và quyết định này có đúng luật không, Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự Ba Đình Nguyễn Văn Lạng “xin khất” trả lời và hứa sẽ cho kiểm tra lại vụ việc. Điều khó hiểu là chính ông Lạng là người ký quyết định nói trên.

Huy Hoàng

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Đọc thêm

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.

Tại sao cần bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ?

Dao có tính sát thương được đề xuất bổ sung vào nhóm vũ khí thô sơ. (Ảnh: cand.com.vn)
(PLVN) - Việc trình Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 tới đây đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Vũ Minh Hùng, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an về một số nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật, trong đó có quy định bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ.

Cục THADS TP.HCM: Liên Chi bộ tổ chức "Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử”

Cục THADS TP.HCM: Liên Chi bộ tổ chức "Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử”
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch phối hợp, được sự đồng ý của Đảng ủy Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh, Chi bộ Phòng Nghiệp vụ 2 – Phòng Tổ chức cán bộ - Phòng Kế toán đã tổ chức chương trình về nguồn với chủ đề “ Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử” tại Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp) là nơi gìn giữ phần Mộ của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vào ngày 11,12/5/2024.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức thành công chương trình thiện nguyện tại Côn Đảo

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức thành công chương trình thiện nguyện tại Côn Đảo
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động thiện nguyện tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sáng ngày 11/5/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần Grand Nutrition triển khai hoạt động trao tặng học bổng và phần quà cho học sinh, người có công trên địa bàn.

Không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về đội ngũ thông tin cơ sở. (Nguồn ảnh: Bộ TT&TT)
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mới đây đã ký ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở. Đây là lần đầu tiên Chính phủ ban hành nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở, tạo hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đảm bảo và bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin.

Bộ Tư pháp Tổ chức truyền thông pháp luật và trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Mộc Châu

Ông Nguyễn Kim Tinh – Phó bí thư Thường trực Đảng Ủy bộ Tư pháp trao quà cho các cháu học sinh khó khăn của huyện Mộc Châu. (Ảnh Hải Anh)

(PLVN) - Sáng 11/5/2024, Công đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), cùng nhà tài trợ đã tới trường THCS 8/4 trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích cao trong học tập tại một số trường trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Hội thảo về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Ông Hồ Quang Huy – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp, phát biểu tại hội thảo.
(PLVN) -Ngày 10/5, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã tổ chức hội thảo trao đổi, thảo luận, cho ý kiến về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện nghị quyết số 110/2023 Quốc hội khóa XV.

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024 và hai nội dung rất quan trọng đối với công tác công đoàn.
(PLVN) - Trong 2 ngày 10-11/5, Công đoàn Bộ Tư Pháp phối hợp với Cục  Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp)  tổ chức hai sự kiện quan trọng là Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Hội nghị Tập huấn công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024.