Tại sao nhiều tội phạm tham nhũng được hưởng án treo?

(PLO) -"Chúng ta phải hạn chế đến mức thấp nhất, đặc biệt là những vụ tham nhũng lớn, gây thiệt hại cho đất nước, người dân trong khi kinh tế đang khó khăn", Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ nói.
"Báo cáo của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC đã đề cập rồi, cơ quan tiến hành tố tụng, lãnh đạo TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC và cơ quan điều tra cũng đã có chỉ đạo chặt chẽ, đặc biệt là Tòa án có các biện pháp để kiểm tra, kiểm soát để các tòa án xét xử theo đúng pháp luật, tránh những trường hợp án treo hoặc giảm nhẹ tội. Chánh án TANDTC cũng đã có những đợt kiểm tra đối với các tòa án cấp dưới, nhất là các vụ án liên quan đến tham nhũng để hạn chế dần việc bỏ sót. 
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Tòa không được cho hưởng án treo, vì luật không cấm điều đó. Thứ hai là, thực ra người phạm tội tham nhũng, hay không phạm tội, thì cũng phải đánh giá xem phạm tội ở mức độ nào để có đánh giá cho đúng. Thực ra, vừa rồi tham nhũng là rất lớn, nhưng tham nhũng còn có tội tham ô nữa. Ví dụ như vài ba triệu đồng thì cũng là thất thoát tài sản, nhưng khi đánh giá mức độ thiệt hại thì chỉ có thể cho hưởng án treo".
Vậy tại sao thực tế nhiều vụ tham nhũng, nhưng kết quả bị xử lý lại ít, đặc biệt là tại các địa phương?
- Tất cả 100% các vụ án tham nhũng được cơ quan điều tra và VKS chuyển đến thì Tòa án đều đưa ra xét xử. Vấn đề còn lại ở đây chính là phát hiện, khởi tố để điều tra. Tôi nghĩ, ở đây ngoài nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra thì còn trách nhiệm của xã hội. Đặc biệt, trong thời gian qua báo chí cũng có công rất lớn trong phát hiện tham nhũng, qua đó giúp điều tra, khởi tố, đưa vụ việc ra ánh sáng. Đội ngũ báo chí, thanh tra và tố cáo của nhân dân giúp ích rất lớn trong chống tham nhũng.
Nguyên nhân nào khiến tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng rất ít, thưa ông?
- Nguyên nhân là do khi điều tra các vụ án về tham nhũng thì thời gian điều tra tương đối dài, khiến tài sản bị tẩu tán hoặc hoang phí hay chi tiêu vào lĩnh vực nào đấy mà cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được. Cùng lắm, bây giờ là chỉ kê biên những tài sản do phạm tội mà có thôi, chứ còn tài sản nhiều mà không chứng minh được thì là khó thu hồi. Bây giờ, phải có quyết định bồi thường, dùng mọi biện pháp để thu hồi lại cho Nhà nước. Theo tôi, để tránh thất thu tài sản, khi vụ án bị phát hiện thì phải xử lý càng nhanh càng tốt. 
Với tư cách là Đại biểu Quốc hội, ông có thấy tình hình tham nhũng giảm đi không? Còn với tư cách là Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, ông có gặp trở ngại gì trong quá trình xét xử?
- Tôi nghĩ là tình hình tham nhũng vẫn rất phức tạp. Thời gian qua nhiều cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã rất tích cực, các vụ án tham nhũng lớn đã được đưa ra truy tố, xét xử. Nhưng đáp ứng được nhu cầu hay chưa, tôi nghĩ rằng vẫn còn những hạn chế. Vấn đề quan trọng là khâu phát hiện, đề cao kỷ cương, trật tự. Nhưng tôi nghĩ rằng, vấn đề tham nhũng không đơn thuần ở việc điều tra, truy tố, xét xử để nó xảy ra ít, mà phải là chính sách, cơ chế, toàn xã hội thế nào để có biện pháp chính sách pháp luật, cũng như giáo dục, tuyên truyền, hoạch định chính sách để tham nhũng không có đất sống, chứ tham nhũng xảy ra rồi mới đuổi theo để khởi tố, điều tra, xét xử thì tôi thấy không ổn. Cái đó chỉ là biện pháp tạm thời, còn cái lâu dài nhất là phải làm thế nào có biện pháp tổng thể về kinh tế - xã hội, về chính sách, pháp luật để không thể tham nhũng.
Vậy kẽ hở của chính sách nằm ở chỗ nào?
- Đúng là do chính sách pháp luật còn kẽ hở nên đã bị lợi dụng để vi phạm pháp luật. Thứ hai là, trong công tác cán bộ, tổ chức, làm sao lựa chọn sử dụng được những người có tâm, có tầm. Không để vì có động cơ riêng, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm giàu cho cá nhân mình. Cái đó, có lẽ là công tác cán bộ, công tác con người cũng là một vấn đề.
Theo ông, với cơ chế phát hiện tham nhũng và cơ chế truy tố xét xử hiện nay thì liệu trong tương lai, sẽ tiếp tục hay chấm dứt các vụ tham nhũng lớn như thời gian qua?
-Tôi nghĩ chấm dứt thì khó, bởi vì xã hội cũng có mặt mạnh, mặt yếu, đặc biệt là cơ chế đang đổi mới thường xuyên. Một cơ chế mới bao giờ cũng phát sinh tích cực, nhưng đi theo nó cũng nảy sinh các tiêu cực, kẽ hở. Người phạm tội bao giờ cũng là lợi dụng kẽ hở. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta phải hạn chế đến mức thấp nhất, đặc biệt là những vụ tham nhũng lớn, gây thiệt hại cho đất nước, người dân trong khi kinh tế đang khó khăn.

Đọc thêm

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Quảng bá sức mạnh Quân đội, năng lực CNQP Việt Nam

Đông đảo người dân đến xem Triển lãm.
(PLVN) - Sau 5 ngày trưng bày, chiều qua (23/12), Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024 đã thành công tốt đẹp. Triển lãm đã quảng bá sức mạnh Quân đội, năng lực công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam. Qua triển lãm, người dân tham quan có thêm hiểu biết về nền CNQP quốc gia, đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Quà tặng Tết dành cho đối tượng chính sách phải kịp thời, đầy đủ

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết người có công tại Yên Bái vào dịp Tết Giáp Thìn năm 2024. (Ảnh: Bộ LĐTBXH)
(PLVN) - Theo Quyết định số 1301/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về việc tặng quà cho một số đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, có khoảng 1,6 triệu người có công với cách mạng được nhận quà dịp Tết Nguyên đán năm 2025 với tổng kinh phí trên 506 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 1301, Bộ LĐ-TB&XH đã có hướng dẫn thêm một số điểm.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Công tác xây dựng Đảng tại Bộ Ngoại giao đạt nhiều kết quả quan trọng

Đoàn kiểm tra 1477 của Ban Bí thư làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.