Báo Nhật đưa tin trực tiếp Nhật hoàng thăm khu lưu niệm Phan Bội Châu

Toàn cảnh ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu nơi Nhật hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm
Toàn cảnh ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu nơi Nhật hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm
(PLO) - Khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bội Châu tại Huế là một trong những điểm tham quan của Nhật hoàng và Hoàng hậu trong thời gian ghé thăm Cố đô Huế. Báo Mainichi Nhật Bản đã đến trực tiếp đưa tin nhân sự kiện này.

Dự kiến khoảng 16h hôm nay, 4/3, Nhật hoàng và hoàng hậu đến thăm Khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bôi Châu (nằm ở số 15 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, TP. Huế). Nhân sự kiện quan trọng này, phóng viên báo Mainichi, một tờ báo danh tiếng của Nhật Bản đã đến đưa tin ngay từ trước giờ Nhật hoàng và hoàng hậu đến.

Ông Cao Huy Hùng đang trả lời phỏng vấn báo Nhật
Ông Cao Huy Hùng đang trả lời phỏng vấn báo Nhật

Trả lời phỏng vấn báo Mainichi, ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên-Huế cho biết: “Chuyến thăm của Nhà vua, Hoàng hậu và phái đoàn hoàng gia Nhật Bản đến Huế là một sự kiện lịch sử đặc biệt trong quan hệ ngoại giao hai nước. Trong lịch sử, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển từ phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng từ năm 1905 đến năm 1909, nó thể hiện ở mối quan hệ giữa cụ Phan với bác sĩ Asaba Sakitaro, người đã giúp cụ Phan và phong trào Đông Du trong những ngày ở bên đất Nhật.

Bia kỷ niệm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
Bia kỷ niệm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Mặc dù việc lớn không thành nhưng tình nghĩa đó hết sức to lớn, chính sự giúp đỡ của bác sĩ Asaba Sakitaro đã để lại trong lòng cụ Phan và những người Việt Nam những kỷ niệm hết sức sâu sắc, cũng chính vì tình nghĩa đó mà sau 10 năm rời Nhật Bản, vào tháng 3/1918, cụ Phan đã quay trở lại Nhật Bản và đến làng Umeda, quê hương của bác sĩ Asaba Sakitaro để thăm lại cố nhân và cảm tạ tấm lòng nhân nghĩa, nhưng bác sĩ Asaba Sakitaro đã qua đời.

Mộ cụ Phan Bội Châu
Mộ cụ Phan Bội Châu

Cụ Phan đã bày tỏ sự mến phục của mình bằng cách dựng một tấm bia để tưởng nhớ bác sĩ Asaba Sakitaro cạnh ngôi mộ của bác sĩ, có lẽ đây là tấm bia ân nghĩa, hữu nghị đầu tiên của người Việt Nam đầy tiên dựng bên đất Nhật. Từ đó mà tạo dòng chảy lịch sử kết nối để quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản sau này ngày càng phát triển và nâng lên một tầm cao mới”.

Với câu hỏi đặt ra của phóng viên báo Mainichi rằng: “Với sự kiện Nhà vua và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam và quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản đã có từ hơn 100 năm nay, ông có suy nghĩ như thế nào về tương lai quan hệ ngoại giao giữa hai nước”, ông Cao Huy Hùng đã trả lờiphóng viên báo Mainichi: “Với chuyến thăm của Nhật hoàng và Hoàng hậu, đã gây một tiếng vang lớn và để lại một dấu ấn rất quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, Nhật hoàng là biểu tượng tinh thần của nhân dân Nhật Bản, chuyến thăm của Nhật hoàng và Hoàng hậu đến Việt Nam đã thêm thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước, là tiền đề để quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp hơn trong hiện tại và cả trong tương lai”.

Mô tả ảnh
Mô tả ảnh

Trước giờ Nhật hoàng và Hoàng hậu đến thăm khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bội Châu, ông Phan Tiến Dũng (Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng đã đến trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị đón tiếp Nhật hoàng và Hoàng hậu cùng phái đoàn hoàng gia Nhật Bản.

Xưa kia, Khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bội Châu chính là nơi cụ Phan sống trong sự giam lỏng của thực dân Pháp cho đến cuối đời sau khi bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 1925. Sau khi mất năm 1940, cụ được chôn cất ngay giữa khu vườn của khu lưu niệm ngày nay.

Ngày nay, trong khu lưu niệm vẫn tồn tại căn nhà xưa kia ông già Bến Ngự sinh sống. Theo các tài liệu, căn nhà này do cụ Phan tự thiết kế và được cụ Võ Liêm Sơn, giáo viên trường Quốc Học đứng ra chủ trì xây dựng. Ngôi nhà có hình chữ công nằm ngang, ba gian nhà lợp tranh, tượng trưng cho ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), vách đất tương đối cao và thoáng mát. Chính giữa nhà hình vuông, làm nơi diễn thuyết. Xung quanh có các chái chia phòng riêng biệt.

Ban thờ cụ Phan Bội Châu
Ban thờ cụ Phan Bội Châu

Mộ cụ Phan Bội Châu nằm ngay phía trước ngôi nhà ở và chính giữa khu vườn. Sau khi cụ Phan qua đời (29/10/1940) với số tiền phúng điếu của đồng bào trong cả nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đứng ra xây dựng ngôi mộ và nhà thờ. Mộ có chiều dài 7 m, ngang 5 m, có 5 bậc tam cấp cao 0,8 m, cách bình phong phía đầu mộ chừng 1 m là tấm bia cao có bài “Tự Minh” bằng chữ Hán do cụ Phan viết năm 1934.

Mô tả ảnh
Mô tả ảnh

Từ đường là một ngôi nhà ngói to lớn, đồ sộ, cao khoảng 8 m, mái lợp ngói âm dương, mặt quay về phía lăng mộ cụ Phan Bội Châu. Mặt trước Từ đường có biển đề hàng chữ “Từ đường các liệt sỹ tiền bối và Phan Bội Châu tiên sinh”. Hiện nay, từ đường được sử dụng làm nơi trưng bày khoảng 150 hiện vật, tư liệu về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của ông già Bến Ngự.

Khu mộ nằm trong di tích
Khu mộ nằm trong di tích

Cùng với những di tích chính trong khu vực vườn nhà cụ Phan Bội Châu, khu lưu niệm còn là nơi an nghỉ của các nhà yêu nước đương thời hoạt động với cụ, tiêu biểu là lăng mộ nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ, người cùng cụ Phan sang Nhật cầu viện.

Vào năm 2010, nhân dịp kỷ niêm 70 năm ngày mất cụ Phan Bội Châu và 100 năm ngày mất bác sĩ Asaba Sakitaro, những người Nhật hảo tâm đã tặng tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ phong trào Đông Du đặt trong khu vườn trước mộ cụ Phan Bội Châu.

Các phóng viên báo Nhật đang tác nghiệp
Các phóng viên báo Nhật đang tác nghiệp

Đọc thêm

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.