Tình người và giá trị nhân ái

Nhân viên cứu hộ nỗ lực giải cứu đội bóng. (Ảnh: Thai Navy).
Nhân viên cứu hộ nỗ lực giải cứu đội bóng. (Ảnh: Thai Navy).
(PLO) - Hôm qua - 10/7, Thái Lan đã thực hiện đợt thứ 3 trong cơn mưa nặng hạt, giải cứu 5 người còn lại bị mắc kẹt trong hang Tham Luang. Phải nói rằng, đây là chiến dịch giải cứu lớn mang tính quốc tế, cho thấy sức mạnh của tình đoàn kết và lòng nhân đạo. 

Vâng, con người là quý nhất. Ngoài sự cố gắng cao nhất của Thái Lan, 7 nước bao gồm Anh, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Myanmar, Lào đã cử các chuyên gia đầy kinh nghiệm tới trợ giúp Thái Lan, khiến số người tham gia chiến dịch lên tới hơn ngàn người. Nỗ lực này cho thấy thế giới vào một thời điểm nào đó hoàn toàn có thể hợp tác tích cực vì một mục tiêu chung.

Trong hang Tham Luang không có sự phân biệt màu da, quốc tịch, tôn giáo hay giới tính, cũng không có sự nghi ngờ về chuyên môn của nhau. Vượt lên “rào cản ngôn ngữ”, đội cứu hộ đã làm việc một cách đoàn kết và đầy tình  người hướng tới mục tiêu cuối cùng là đưa các thiếu niên mắc kẹt trở về với bố mẹ.

Quá trình giải cứu 12 thiếu niên và huấn luyện viên tại một hang động xa xôi ở Thái Lan đã tác động lớn đến dư luận, trong đó có dư luận Việt Nam, mang lại niềm tin rằng thế giới có thể sát cánh bên nhau, để lại bài học về ý chí và giá trị của tình người, tình đoàn kết.

Câu này ai cũng biết, thế giới ngày càng hội nhập sâu và rộng. Việt Nam cũng đã, đang và tiếp tục quá trình đó. Mục tiêu chung của tất cả chúng ta là nỗ lực hết mình để Việt Nam phát triển nhanh mạnh và bền vững trong một thế giới hòa bình và ổn định. Việt Nam đã chủ động và hội nhập ngày càng có hiệu quả vào xu thế toàn cầu hóa, kể cả hội nhập về tư pháp. 

Một đất nước phát triển bền vững khi vật chất ngày một sung túc, các giá trị đạo đức tinh thần theo quy luật ngày được bồi đắp. Nếu một xã hội chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất sẽ là một xã hội hỗn loạn, bất ổn, là môi trường tốt cho nhiều tệ nạn xấu xa và nguy hiểm phát sinh và hoành hành.

Câu chuyện Thái Lan với sự tham gia của quốc tế giải cứu “đội bóng nhí” bị mắc kẹt trong hang Tham Luang những ngày qua cho thấy, cần đoàn kết, huy động trách nhiệm và nỗ lực của toàn dân tộc, của cả cộng đồng quốc tế để đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, chống các hành vi làm băng hoại đạo đức xã hội. Đoàn kết để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch họa tại Việt Nam cũng như trên thế giới, thể hiện rõ nét truyền thống nhân đạo, tương thân, tương ái của dân tộc.

Tinh thần Việt, giá trị Việt, nhân ái Việt phải được “chấn hưng” vì sự phát triển của mỗi cá nhân, của quốc gia, của dân tộc, và sự tiến bộ chung của toàn thể nhân loại.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.