Nga thử nghiệm trực chiến 'vũ khí vô hình' Peresvet

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Quân đội Nga đã đưa các tổ hợp laser “Peresvet” và thực hiện nhiệm vụ trực chiến thử nghiệm, theo Sputnik.

Theo hãng tin trên, tổ hợp laser quân sự mới nhất của Nga được Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên giới thiệu trong thông điệp gửi tới Hội đồng Liên bang vào tháng 3/2018.

“Chúng ta biết rằng một số nước đang phát triển các loại vũ khí dựa trên các nguyên lý vật lý mới. Có cơ sở để cho rằng, trong lĩnh vực này chúng ta cũng đã có một bước tiến vượt trội với những kết quả đáng kể trong lĩnh vực phát triển vũ khí laser”, ông Putin nói.

Theo Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga, quân đội Nga sẽ sớm nhận các tổ hợp chiến đấu laser, mở rộng đáng kể khả năng của Nga trong lĩnh vực quốc phòng.

Trong phát biểu lúc bấy giờ, ông Putin cũng đã kêu gọi người dân Nga đặt tên cho loại vũ khí mới. 

Sau thời gian mở cửa để công chúng bầu chọn công khai trên trang web của Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp chiến đấu laser mới đã được “chốt” tên Peresvet để vinh danh một chiến binh Nga thời Trung Cổ.      

Đến cuối năm 2018, Nga đã chính thức triển khai hệ thống vũ khí laser Peresvet vào trực chiến. Đây được đánh giá là một trong những loại vũ khí phức tạp nhất về điều khiển và bảo trì mà quân đội Nga đang sở hữu.

Theo giới chức Nga, bề ngoài, vũ khí này có hình dáng giống như một container chở hàng trên khung gầm có bánh xe, phía trước có tháp pháo được điều khiển từ xa. 

Các đặc tính kỹ thuật của tổ hợp vẫn được giữ bí mật nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng vũ khí laser sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ tên lửa.

“Vũ khí laser có thể được sử dụng để đối phó hiệu quả với các loại phương tiện chiến đấu trên không, vũ khí có độ chính xác cao hoặc thiết bị tình báo quang điện tử. Ví dụ, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ nếu bị chùm tia laser “chạy” qua sẽ bị mất mục tiêu và tự phát nổ”, chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho hay.

Bên cạnh đó, vũ khí laser của Nga cũng đặc biệt hiệu quả trong việc chống lại những thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ - những mục tiêu giả được thiết kế để phát hiện và vô hiệu hóa hệ thống phòng không. 

Peresvet cũng có thể ảnh hưởng đến máy bay, làm chúng mất định hướng, làm mù mắt phi công.

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp Peresvet sẽ được nâng cấp trong những năm tới. Nó sẽ trở nên nhỏ gọn hơn, giảm số lượng máy phụ trợ và số người trong kíp lái.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.