Nga sẽ phô diễn tàu mang 16 tên lửa “lật nhào chính sách pháo hạm tên lửa Mỹ”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hơn 30 tàu của Nga sẽ tham gia Triển lãm hải quân quốc tế (IMDS) lần thứ 9, dự kiến diễn ra tại St. Petersburg vào tháng 7 tới, hãng tin TASS dẫn một nguồn tin của Hải quân Nga cho biết.

Theo nguồn tin của TASS, các tàu của Nga sẽ tham gia triển lãm bao gồm nhiều loại khác nhau.

Ngoài Hải quân Nga, triển lãm lần này còn có sự tham gia của Cục Biên phòng Nga và các doanh nghiệp khác của nước này.

Tại triển lãm, các khách mời sẽ có thể tận mắt chiêm ngưỡng tàu khu trục Đô đốc Kasatonov, tàu hộ tống Stoiky, tàu đổ bộ lớn Pyotr Morgunov cùng các tàu thuộc một số dự án khác.

Trước đó, hồi tháng 4 vừa qua, Người phát ngôn của Hải quân Nga Igor Dygalo cho biết, tàu Đô đốc Kasatonov – tàu khu trục mới nhất của dự án 22350 của nước này - đã bắt đầu quá trình thử nghiệm trên triển.

Đô đốc Kasatonov là tàu thứ hai nhưng là tàu đầu tiên được sản xuất hàng loạt trong khuôn khổ dự án đóng tàu 22350 của Nga.

Những tàu này có lượng giãn nước 4.500 tấn, mỗi tàu có thể mang tới 16 tên lửa hành trình Kalibr.

Theo giới chức Nga, tên lửa hành trình Kalibr có khả năng triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách 2.600 km và có thể vượt qua bất kỳ hệ thống phòng không cũng như lá chắn tên lửa.

Trong quá trình hoạt động, tên lửa này liên tục thay đổi chiều cao và phương hướng, khiến đối phương khó lòng phát hiện.

Ở giai đoạn bay cuối, nhờ tầng tăng tốc bổ sung, tên lửa này có thể bay ở tốc độ đến 2,7-2,9M, tức hơn gần 3 lần vận tốc âm thanh.

Được cho là ưu việt hơn nhiều so với Tomahawk của Mỹ, sự xuất hiện của các tên lửa hành trình Kalibr của Nga được đánh giá là đã tước bỏ sự độc quyền của Mỹ về “chính sách pháo hạm tên lửa”. 

Ngoài tên lửa Kalibr, các tàu thuộc dự án 22350 của Nga còn được trang bị hệ thống tên lửa Oniks và hệ thống chống hạm Poliment-Redut.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.