Mỹ lo ngại về ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại châu Phi

Djibouti có vị trí chiến lược quan trọng
Djibouti có vị trí chiến lược quan trọng
(PLO) - Các thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ giành được quyền kiểm soát một cảng thương mại lớn ở khu vực Sừng châu Phi, củng cố đáng kể ảnh hưởng của nước này ở khu vực có chiến lược quan trọng này đang dấy lên những lo ngại ở Mỹ.

Theo CNN, cuối tháng 2 vừa qua, Chính phủ Djibouti đã chấm dứt hợp đồng điều hành cảng Container Doraleh (DCT) với nhà khai thác cảng DP World có trụ sở tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Lý do mà Chính phủ Djibouti đưa ra là việc này đi ngược lại các lợi ích cơ bản của đất nước.

Cảng DCT nằm ở ngay cạnh căn cứ quân sự duy nhất của Trung Quốc ở nước ngoài. Đây cũng là cảng chính để tiếp cận các căn cứ của Mỹ, Pháp, Italia và Nhật Bản ở Djibouti. Trong đó, căn cứ Lemonnier của Mỹ đang có khoảng 4.000 người, bao gồm binh lính của một số lực lượng đặc nhiệm. Đây cũng là nơi được Mỹ sử dụng để tiến hành nhiều chiến dịch quân sự và chống khủng bố trên khắp châu Phi, Trung Đông và Ấn Độ Dương.

Việc Chính phủ Djibouti đột ngột giành lại quyền kiểm soát cảng biển thuộc tầm lớn nhất châu Phi này đã dấy lên những đồn đoán cho rằng nó có thể rơi vào tay người Trung Quốc. Các nhà làm luật Mỹ dẫn các báo cáo cho biết Chính phủ Djibouti đang chuẩn bị trao cảng biển này cho Trung Quốc như một “món quà”. Hiện nay, Công ty nhà nước Trung Quốc China Merchants Port đang sở hữu đến 23,5% cổ phần tại cảng trên.

Những thông tin về số phận của cảng biển trên được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Djibouti đang phụ thuộc nặng vào nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc và 2 nước có quan hệ ngoại giao khăng khít. Số phận của cảng biển này đã trở thành chủ đề chính của các cuộc thảo luận trong phiên điều trần của Ủy ban quân vụ của Thượng viện Mỹ vừa diễn ra.

Tại phiên điều trần, Tướng Thomas Waldhauser – chỉ huy quân sự của Mỹ ở khu vực châu Phi – cho rằng, việc Trung Quốc kiểm soát được cảng trên có thể hạn chế việc sử dụng cảng, hoặc thậm chí là ngăn khả năng tiếp cận một tuyến đường tiếp tế và một chặng tiếp nhiên liệu cho lực lượng hải quân của Mỹ. “Nếu người Trung Quốc giành được quyền kiểm soát cảng đó, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng”, ông Waldhauser và cảnh báo giới chức Mỹ cần cẩn thận trước các bước đi tới đây.

Chính phủ Djibouti do Tổng thống Ismail Omar Guelleh đứng đầu cho đến nay hoan nghênh vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế của nước này với lý do Djibouti nghèo nàn về nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển phụ thuộc vào việc tối đa hóa lợi thế về vị trí. Theo thống kê do Trung tâm chính sách phát triển toàn cầu công bố hồi đầu năm, Trung Quốc đã cung cấp cho Djibouti hơn 1,4 tỉ USD để phát triển hạ tầng, tương đương 75% GDP của nước Đông Phi này. Bên cạnh đầu tư vào DCT, các công ty nhà nước của Trung Quốc còn đầu tư vào các lĩnh vực như nước và đường sắt kết nối Djibouti với Ethiopia.

Theo AP, phát biểu tại Ethiopia trong chuyến công du châu Phi hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng đã lên tiếng cảnh báo về các điều khoản đi kèm trong làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi. “Chúng tôi không tìm cách để đẩy những khoản đầu tư của Trung Quốc khỏi châu Phi. Các nước này đều cần những khoản đầu tư đó. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các nước châu Phi cần cẩn thận xem xét các điều khoản”, ông Tillersons nói.

Theo Ngoại trưởng và các quan chức Mỹ, các điều khoản đó dẫn tới những thỏa thuận mà theo đó các công nhân Trung Quốc chứ không phải người châu Phi mới được nhận được vào làm việc tại các công trường xây dựng. Giới chức Mỹ cũng cho rằng các công ty Trung Quốc không tuân thủ luật chống hối lộ, khiến nạn tham nhũng ở châu Phi càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tệ hơn, theo cảnh báo của giới chức Mỹ, nếu một nước nào đó lâm vào khó khăn về tài chính, họ có thể rơi vào tình trạng mất kiểm soát cơ sở hạ tầng vào tay người cho vay. 

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.