Châu Âu và những thách thức năm 2018

Sau Brexit, châu Âu giờ đây đáng đứng trước nguy cơ chia rẽ
Sau Brexit, châu Âu giờ đây đáng đứng trước nguy cơ chia rẽ
(PLO) -Những rối ren về chính trị, ngoại giao và kinh tế tại châu Âu trong năm 2017 được dự báo là sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2018 và có thể dẫn đến những nguy cơ không nhỏ đối với lục địa già.

Tuy các nước Đông và Trung Âu đã gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ cách đây 2 thập kỷ, nhưng hiện nay, Hungary, Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Czech lại thẳng thừng bác bỏ những điều mà họ coi là sự áp đặt của EU. Theo nhận định của các nhà phân tích, tình trạng “mất an ninh” này sẽ không tái hiện một cuộc chiến tranh lạnh mới với hai khối đối đầu như trước kia. Tuy nhiên, điều đó "đánh thức" những mâu thuẫn cũ mà người ta tưởng chừng như đã bị dập tắt. 

Tái chia rẽ Đông-Tây

Cách hiểu khác nhau giữa Tây và Đông Âu không phải mới chỉ xuất hiện gần đây. Đối với Tây Âu, dự án hội nhập châu Âu là một lộ trình xóa nhòa ranh giới quốc gia và lịch sử: xây dựng châu Âu chung sống trong hòa bình, các nước tự nguyện từ bỏ chủ quyền để đề cao EU. Tuy nhiên, Đông và Trung Âu muốn tìm lại bản sắc và lịch sử của quốc gia, những yếu tố đã bị xóa nhòa trong thời kỳ trước. Do đó, thật dễ hiểu khi họ mâu thuẫn với những ý tưởng liên kết của phía Tây. Một yếu tố khác tập hợp những nước Đông Âu lại với nhau là thái độ phản ứng với làn sóng nhập cư, từ chối chấp nhận người tị nạn, phần lớn đến từ các nước Hồi giáo, mà EU phân bổ cho họ. 

Ba Lan cùng một số nước khác trong khu vực, ví dụ như Cộng hòa Czech, vốn không sử dụng đồng euro, tỏ ra lo ngại khi thấy các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) quyết định hội nhập nhanh chóng, sâu rộng và bỏ qua các nước không nằm trong khối này. Những quốc gia Đông và Trung Âu này lo ngại tới một thời điểm nào đó, điều này sẽ mang lại hệ lụy tất yếu là sự suy giảm sức mạnh của cả cộng đồng kéo theo nguy cơ làm tăng xu hướng tan rã, gây thiệt hại cho chính các thành tựu mà EU đã đạt được như Khối tự do đi lại Schengen hay 4 nội dung tự do của thị trường chung là tự do đi lại, tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ và vốn. Theo những nước này, EU một lần nữa phải trở thành cộng đồng của tự do và đoàn kết hơn là tạo ra những giới hạn và chia rẽ, cụ thể là tuân theo mô hình một cộng đồng gồm nhiều quốc gia tự do và bình đẳng. 

Bất ổn chính trị

Sau hàng loạt cú sốc chính trị trong năm 2017, những vấn đề mà Đức, Italy hay Tây Ban Nha đang đối mặt khiến nhiều người tỏ ra băn khoăn về việc liệu châu Âu có thoát khỏi những bất ổn chính trị hay không. 

Trước hết là các cuộc bầu cử tại Đức. Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức có vai trò then chốt trong việc đưa ra những quyết định tác động tới cả EU. Giới chuyên môn cho rằng Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có “lập trường cứng rắn hơn trong nhiều vấn đề” bởi bà Merkel phải cân bằng giữa những gì cần phải làm và những gì mà bà cho là đúng để giúp Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) duy trì sự ủng hộ của cử tri. Điều này có thể đồng nghĩa với một chính sách “bớt thực dụng hơn và thiên về hướng đại chúng hơn”. Đây có thể là một tin không mấy tốt lành nếu một quốc gia kém phát triển tại châu Âu rơi vào khủng hoảng và buộc phải rời khỏi EU bởi Đức sẽ không còn linh hoạt hay “bao dung” như trước. 

Thứ hai là sự kiện Anh rời khỏi EU hay còn gọi là Brexit. Bế tắc tại Đức có thể khiến các cuộc đàm phán về Brexit bị trì hoãn đáng kể, và nhiều khả năng tiến trình này sẽ phải kéo từ tháng 12/2017 sang tới tận tháng 3/2018 do bà Merkel nhiều khả năng sẽ phải “chiến đấu” trong một cuộc bầu cử khác ở trong nước. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa một bên là EU tỏ ra khá cứng rắn và đang tìm cách hướng mọi chuyện theo mục tiêu của họ trong khi bên kia là Anh càng đến gần mục tiêu của EU thì sẽ càng bất lợi cũng sẽ khiến cho tiến trình đàm phán Brexit gặp nhiều khó khăn. 

Tiếp đến là tình hình phức tạp ở Tây Ban Nha và Italy. Cuộc khủng hoảng về nền độc lập tại Catalunya (Tây Ban Nha) có thể trở thành mối đe dọa lớn hơn nhiều so với Brexit, và khu vực cũng cần phải cảnh giác trước “một cuộc bầu cử tương tự ở Italy”. Trong khi đó, Italy lại đang phải đối mặt với những trắc trở về kinh tế. Mặc dù các nền kinh tế Eurozone tiếp tục khởi sắc nhưng một mình Italy đang tụt lại phía sau khá xa bởi quốc gia này vẫn chưa hồi phục như trước thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”. 

PESCO hoạt động không hiệu quả

EU đã có một bước tiến cụ thể hướng tới việc củng cố quan hệ giữa lực lượng quân đội các nước khi ký kết Thỏa thuận hợp tác Cấu trúc Thường trực về Quốc phòng (PESCO). Tuy nhiên, dù nhiều quan chức châu Âu tỏ ra rất lạc quan về sự kiện này thì giới chuyên gia lại cho rằng thỏa thuận này còn lâu mới có thể được xem là lực đẩy cho việc thành lập “quân đội EU” hay thậm chí là củng cố an ninh cho châu Âu. 

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động buộc châu Âu phải tăng cường hội nhập quốc phòng. Liên tiếp các vụ tấn công khủng bố trên lãnh thổ châu Âu trong những năm gần đây cho thấy an ninh khu vực còn quá nhiều kẽ hở và lỏng lẻo. Việc châu Âu không thể kiểm soát được hết những người vào lãnh thổ của mình trong giai đoạn cao trào của cuộc khủng hoảng người di cư vào năm 2015-2016 thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh. Tuy nhiên, việc thiếu Anh trong hiệp ước này (do sự kiện Brexit) cũng là một tổn thất lớn bởi Anh vốn được xem là nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất khu vực. Điều này đồng nghĩa với việc Pháp trở thành lực lượng quân sự quan trọng nhất của châu Âu và sự vắng mặt của Anh đẩy Pháp vào khó khăn khi phải chia sẻ gánh nặng quân sự với các đồng minh khác ở châu Âu. 

Giới quan sát nhận định việc hình thành một đội quân chung của toàn châu Âu vẫn là mục tiêu xa vời. PESCO “thực sự là một cơ chế đáng để xây dựng và thúc đẩy để giúp quân đội các nước châu Âu dễ dàng phối hợp hơn, song nó thực sự sẽ không đóng góp nhiều vào việc mở ra các hướng hợp tác mới”. Nói cách khác, PESCO là cơ chế được nhiều nhà phân tích và chuyên gia xem là mang tính hình thức và quá tham vọng. 

Mục tiêu lớn đầu tiên của PESCO là giúp quân đội châu Âu sẵn sàng phối hợp tác chiến cùng nhau trong các chiến dịch chung khi cần thiết và hội nhập sâu hơn khi có thể. Thực tế điều này đã diễn ra ở quy mô nhỏ với số lượng ít trong một vài chiến dịch nhất định.

Lãnh đạo các thể chế cùng các nước thành viên phải giải thích cho người dân lý do vì sao họ cần một châu Âu hội nhập sâu rộng hơn trên khía cạnh an ninh và quốc phòng, nếu không PESCO khó có thể thực sự vận hành hiệu quả. Mục tiêu lớn thứ hai của PESCO là để các nước giảm thiểu chi phí mua sắm các trang thiết bị và khí tài quân sự, bởi hiện nay 28 nước thành viên EU có 28 nhà cung cấp hoàn toàn khác nhau.

Một trong những lý do để thúc đẩy PESCO là việc vào năm ngoái các nước thành viên đã nhất trí duy trì quỹ quốc phòng thường niên ở mức 6,5 tỷ USD để tránh chồng chéo và khiến chi phí mua sắm quốc phòng tăng vọt. Mặc dù vậy, không nhiều người kỳ vọng vào khả năng PESCO sẽ đem đến những thay đổi đáng kể, bởi các nhà sản xuất vũ khí nội địa vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia...

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.