Phúc thẩm vụ PVN thiệt hại 800 tỷ đồng: Đề nghị được xem xét về thực tế hiệu quả góp vốn vào OceanBank

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh và Đinh La Thăng tại tòa
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh và Đinh La Thăng tại tòa
(PLO) - Trong khi bị cáo Ninh Văn Quỳnh và Nguyễn Xuân Sơn khai lệch nhau về tổng số tiền đã đưa (là 20 tỷ hay 180 tỷ đồng) thì bị cáo Đinh La Thăng đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét công tâm, khách quan, xem xét cả tội danh, hình phạt lẫn trách nhiệm dân sự cho mình. Bởi theo ông Thăng, “trong cái nắng 40 độ, phải nằm trong 4 bức tường bê tông thật là khủng khiếp”.

Ngày 21/6, phiên xét xử ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT PVN) và 5 đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” bước sang ngày làm việc thứ 3. Trong phiên làm việc này, HĐXX hỏi nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bị cáo.

“Người gác cửa tiền của PVN” là ai?

Trả lời HĐXX, bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) xin được đính chính lời khai ngày 22/7/2017 tại CQĐT về việc bị cáo đã chỉ đạo ban tài chính kế toán chuyển tiền sau khi có nghị quyết của HĐQT PVN.

Quỳnh khai, trong 3 lần PVN góp vốn vào OceanBank thì bị cáo chỉ trực tiếp tham gia vào lần thứ 3, góp 100 tỉ đồng vào OceanBank. Bị cáo nhận tài liệu, báo cáo của Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng Giám đốc PVN), bản thân chỉ đạo chuyên viên soạn thảo văn bản 124, 131. Trong các văn bản bị cáo ký đều đề nghị HĐTV phê duyệt và cho phép được góp vốn vào PVN.

Theo lời chủ tọa phiên tòa, PVN không có kế hoạch tăng vốn nhưng bị cáo Quỳnh lại đề xuất góp vốn. Bị cáo biết là không có kế hoạch tăng vốn nhưng vẫn để xuất góp vốn. Đáng lẽ ra bị cáo phải là “người gác cửa tiền của PVN bởi ngoài công tác tổ chức kế toán, bị cáo còn có thêm chức danh kiểm soát viên tài chính. 

Từ phân tích trên, Chủ tọa hỏi, “với chức trách kiểm soát viên, bị cáo có phát hiện được ban TGĐ, HĐQT góp vốn vào OceanBank có sai phạm gì không?”. Quỳnh đáp: “Bị cáo không phát hiện ra những sai phạm”. Chủ tọa hỏi tiếp: “Quá trình từ năm 2008 đến năm 2011, gần đây nhất bị thanh, kiểm tra, với góc độ kế toán trưởng, bị cáo có báo cáo lên cấp trên không?”. Bị cáo Quỳnh tiếp tục nói “không”. Lý giải về việc chưa làm tròn trách nhiệm nêu trên, bị cáo Quỳnh bảo do năng lực chuyên môn. 

Liên quan tới khoản tiền nhận của Nguyễn Xuân Sơn, bị cáo Quỳnh khẳng định  chỉ nhận 20 tỷ đồng. Số tiền này Nguyễn Xuân Sơn đưa cho ông Quỳnh để ông ta tạo điều kiện cho hoạt động của OceanBank tốt hơn. Nhận tiền, ông Quỳnh gửi tiết kiệm 9,5 tỷ, mua một căn hộ ở TP HCM, mua ô tô, gửi tiền cho con đi học, đầu tư chứng khoán, cho cán bộ nhân viên ban kế toán tài chính hết 1,3 tỷ.

Trước khi dừng lời, bị cáo này đã đề nghị HĐXX xem xét cho mình về trách nhiệm dân sự và tình tiết giảm nhẹ là:  thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, gia đình đã khắc phục hết hậu quả…

Nguyễn Xuân Sơn khẳng định đưa Ninh Văn Quỳnh 180 tỷ

Đến lượt mình, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khẳng định có đơn xin rút kháng cáo phần trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa cho biết, đây là vụ án đồng phạm có nhiều người tham gia có liên quan tới hình phạt, trách nhiệm dân sự, liên đới bồi thường nên HĐXX sẽ hỏi ông Sơn tất cả vấn đề liên quan.

Theo trình bày của ông Sơn, ông ta đưa tiền cho Ninh Văn Quỳnh là để chăm sóc khách hàng với ý nghĩa nâng cao mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Bị cáo Sơn khẳng định đưa cho ông Quỳnh 180 tỷ đồng. Việc đưa này không có giấy tờ, tài liệu, bút tích gì chứng minh bởi giao tiền là trực tiếp, duy nhất có 2 lần nhờ Nguyễn Xuân Thắng (em họ) đưa Ninh Văn Quỳnh tổng số 10 tỉ đồng. 

Phiên làm việc chiều 21/6, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định có ký văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép OceanBank tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi được HĐXX hỏi về một số nội dung, bị cáo này nhiều lần nói “tôi không nhớ” hoặc “cái đó tôi sẽ trả lời trong phần tranh luận”… Bởi bị cáo thì nếu trả lời có hay không đều thành căn cứ buộc tội mình, nên để tranh luận sẽ trả lời. Những gì không trả lời, đề nghị HĐXX hỏi đại diện PVN.

Kháng cáo về hình phạt 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả  nghiêm trọng” và khoản bồi thường 600 tỷ, bị cáo Đinh La Thăng lý giải, bản án sơ thẩm đã không xem xét trong đề án, điều lệ việc PVN được tham gia đầu tư tài chính vào ngân hàng. Trên thực tế, việc góp vốn được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng. Đồng thời, bản án sơ thẩm đã không xem xét thực tế việc tăng vốn của OceanBank, không xem xét việc chỉ đến năm 2015, NHNN mới có văn bản hướng dẫn cho phép thoái vốn. PVN đã tìm được đối tác để mua lại cổ phần của PVN tại OceanBank. Bên cạnh đó, ông Thăng cho rằng bản án sơ thẩm đã phủ nhận thực tế hiệu quả góp vốn, PVN lãi 244 tỷ đồng; Số tiền 100 tỷ góp vốn lần 3 sử dụng từ chính nguồn cổ tức của OceanBank.

“Tháng 8/2011 tôi đã chuyển khỏi PVN. Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước vẫn đánh giá OceanBank là loại A; năm 2012 và 2013 là loại B. Vì vậy tôi không thể chịu trách nhiệm hình sự, dân sự  600 tỷ đồng khi tôi đã rời khỏi PVN, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Trong khi việc đầu tư có hiệu quả, đúng chủ trương. Do đó, tôi đề nghị tòa cấp cao xem xét công tâm, khách quan xem xét lại cả tội danh, hình phạt trách nhiệm dân sự mà tôi phải chịu” - bị cáo Thăng nói và cho biết thêm: “Trong cái nắng 40 độ, phải nằm trong 4 bức tường bê tông thật là khủng khiếp”.

Hôm nay (22/6), HĐXX tiếp tục làm việc. 

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Trương Ngọc Tùng bị tòa tuyên phạt 19 năm tù.

Kế toán công ty sữa làm giả hồ sơ vay vốn

(PLVN) -Ngày 10/5, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Trương Ngọc Tùng (SN 1991, trú phường Kim Long, TP Huế) về hai tội “Tham ô tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Đọc thêm

Tuyên án tù nữ 'đại gia' thu lợi 70 tỷ đồng từ cho vay lãi nặng

Trà (đứng giữa) cùng bị cáo Lan và Việt Anh tại phiên tòa. (Ảnh: B.Yên)
(PLVN) - Ngày 8/5, TAND TX Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đưa ra xét xử bị cáo Lâm Thị Thu Trà (50 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu) về hai tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" và "Rửa tiền". Trà trước đây có tiếng ngoài đời và cả trên mạng xã hội với hình ảnh một “nữ đại gia” ở TP Vũng Tàu với nhiều biệt thự, xe sang.

Hai bị cáo trong vụ CDC Huế được hưởng khoan hồng, miễn hình phạt tù

Hai bị cáo tại phiên tòa xét xử ngày 8/5.
(PLVN) - TAND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo Hoàng Văn Đức (SN 1970, trú TP Huế), nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế (CDC Huế) và Hà Thúc Nhật (SN 1983, trú tại TX Hương Trà) nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính kiêm Kế toán trưởng CDC Huế về tội danh "Vi phạm các quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

6 người trong một gia đình lãnh án tù về tội "giết người"

06 bị cáo nghe Tòa tuyên án.
(PLVN) - TAND tỉnh Kiên Giang vừa tuyên phạt 6 bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Nam (49 Tuổi), Trần Thanh Mộng (44 tuổi), Trần Quốc Đại (35 tuổi), Trần Văn Có (31 tuổi), Lê Văn Khỏe (25 tuổi) và Lê Văn Toàn (23 tuổi) cùng ngụ xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang tổng cộng 44 năm tù về tội “Giết người”.

Vụ án chiếm đoạt tiền tỷ trong tài khoản ngân hàng: Trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung

Bị cáo Hải và Tú tại phiên xử. (Ảnh: D.Hải)
(PLVN) - TAND TP HCM vừa đưa bị cáo Hứa Chấn Hải (35 tuổi, ngụ quận 12) ra xét xử về tội “Sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Liên quan vụ án, Đào Vương Thùy Thanh Tú (39 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bị xác định đồng phạm với Hải về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

VKS Quân sự khu vực 11 (Quân khu 1): Phối hợp xét xử lưu động một vụ án “tổ chức sử dụng ma tuý”

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Giáp Tuấn Anh)
(PLVN) - Mới đây, tại hội trường Sư đoàn 3, Quân khu 1, Viện kiểm sát quân sự (VKSQS) Khu vực 11 đã phối hợp Toà án quân sự (TAQS) khu vực Quân khu 1 tổ chức phiên toà lưu động xét xử bị cáo Hoàng Văn Đại và đồng phạm về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” theo khoản 2 Điều 255 BLHS.

Vụ án lừa đảo hơn 182 tỉ đồng tại Nghệ An

Trụ sở TAND tỉnh Nghệ An. (Ảnh trong bài: Trung Thứ)
(PLVN) - Tại phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 182 tỉ đồng, một số người đưa quan điểm: Còn một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ, cần tránh trường hợp tội phạm bị bỏ lọt.

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND tỉnh Gia Lai đưa 2 vợ chồng Hà Thị Thê (SN 1990), Nguyễn Đức Hiệp (SN 1987, cùng ở thôn 2, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) ra xét xử sơ thẩm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời tuyên phạt Thê 16 năm, Hiệp 12 năm tù.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.