Người nặng lòng giữ lửa Sình ca

Người nặng lòng giữ lửa Sình ca
(PLVN) - Thời gian mãi trôi đi, nhưng ở một vùng quê miền núi phía Bắc thuộc Sơn Dương  tỉnh Tuyên Quang,  có một người luôn nặng lòng gìn giữ bản sắc dân tộc mình. Một người luôn đau đáu  để truyền thụ cho thế hệ trẻ những tinh hoa dân tộc, trong đó có làn điệu Sình ca. Đó là nghệ nhân nhân dân người dân tộc Cao Lan - Sầm Văn Dừn…

Báu vật của người Cao Lan

Tôi tìm tới thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang, vào một buổi chiều tà, khi mặt trời đang treo lơ lửng sau những rặng tre già. Giữa bốn bề đồi núi, một xóm nhỏ nằm lô nhô dưới đồi cọ xanh mượt. Xa xa trong thung lũng, có giọng hát của ai, nghe vừa lạ, vừa du dương, khiến tôi không khỏi tò mò. Tôi rảo bước, tìm tới nhà nghệ nhân Sầm Văn Dừn, người nổi tiếng trong vùng, nơi vang lên giai điệu tôi đã nghe từ đầu bản. Họ đang hát một khúc hát mừng xuân trong làn điệu Sình ca dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Sầm Dừn. 

Ở đây, nếu như Sình ca được xem là một “báu vật’’, một tài sản vô giá và là linh hồn của dân tộc Cao Lan thì nghệ nhân Sầm Dừn là người dành cả cuộc đời để sưu tầm và gìn giữ “báu vật” ấy…Có lẽ vì được sinh ra trong cái nôi truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, trong gia đình ông có cha là một người hát Sình ca giỏi nhất trong vùng.  Nên nghệ nhân Sầm Dừn đã được thừa hưởng những nét độc đáo, tinh túy của Sình ca ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Không những thế, ông Dừn còn được học tập chữ nho từ người cha của mình, qua những trang sách về làn điệu sình ca cổ, được ông cụ Sầm Văn ( cha của ông Sầm Dừn) sưu tầm và ghi chép lại, nhằm truyền lại cho thế hệ sau. Những câu hát Sình ca như lời trò chuyện tâm tình của trai gái yêu nhau, của con người với con người trong cộng đồng dân tộc. Tất cả những âm sắc dạt dào, độc đáo và tinh tế của Sình ca được thể hiện qua những giọng hát những điệu nhảy của các nghệ nhân người Cao Lan.

Một cảm giác bất ngờ, choáng ngợp khi tôi bước vào nhà của người nghệ nhân này, đó là một ngôi nhà sàn ba gian. Trên khắp một dãy tường nhà là bằng khen, giấy khen của ông, còn lại là nơi trưng bày dụng cụ như trống, kèn,… Thứ thu hút tôi tiếp theo là một tấm bảng “Tứ đại đồng đường” của gia đình ông. Với dáng người nhỏ bé, giọng nói ấm áp, cởi mở ông Dừn đã kể cho tôi nghe về “cái duyên” giúp ông mang Sình ca tới với mọi người. 

Ông Dừn nhấp một ngụm trà, mắt nhìn xa xăm phía cửa sổ, như nhớ về thời còn trẻ rồi nói bằng giọng trầm tư. Ngày còn trẻ cũng theo mọi người đi hát đông vui lắm,nhưng khi ấy chỉ là đi hát cho vui của thanh niên trong thôn bản. Mãi tới khi ông hoạt động cán bộ thôn, rồi bí thư chi bộ thôn với các phong trào văn hóa quần chúng ở Tuyên Quang trong những năm 1998, ông  mới “liều mình” dàn dựng một hoạt cảnh trên nền của những câu hát trong Sình ca. 

Sau tiết mục đó, nhiều người ủng hộ ông theo đuổi Sình ca và gây dựng lại phong trào hát Sình ca đã bị quên lãng từ rất lâu.  Ông kể: “Hồi đó, tôi có biết biểu diễn nhiều đâu, cứ biết gì làm nấy, những trống sành, lá cờ, kèn,… là những vật dụng gắn liền với tôi. Dứt lời ông quay người chỉ tay về cái trống sành ( trống thiêng) được đặt ngay ngắn trên tủ gỗ đã sờn màu và nói, “nhìn nó cũ kỹ vậy thôi nó ở đây mấy đời rồi, tiếng vang của nó không hề thay đổi đâu”.

Cùng với việc truyền dạy bằng lời ca tiếng hát, thì ông Dừn còn sưu tầm và biên soạn cũng như là dịch sang tiếng phổ thông thành những cuốn sổ tay để truyền thụ cho con cháu đời sau. Bởi thế,  một góc nhà ông với rất rất nhiều tập sách được cất giữ trên kệ thật ngay ngắn và cẩn thận. Được biết đó là những cuốn sách cổ chứa đựng những câu chuyện về tâm linh, thần thánh, về nguồn cội dân tộc, hay kể về cuộc sống đời thường của người Cao Lan xưa.  

Sau khi chọn lọc gì đó, tôi thấy ông Dừn mang ra rất nhiều cuốn sổ với tựa đề về các thể loại của sình ca khác nhau, được ông tự tay sưu tầm và chép lại bằng tay. Có những cuốn sổ mà chất liệu giấy đã úa màu, nhưng nét chữ còn in đậm và rõ nét như mới được chép ngày hôm qua. Ông Dừn vừa lật từng trang giấy vừa lẩm nhẩm hát cho tôi nghe một đoạn về ca ngợi đất nước do chính ông tự biên tập dựa trên sự hiểu biết của mình về thể loại Sình ca.

 

Giọng ca đã ngoài 70, có một chút trầm trầm, khàn khàn, nhưng qua những câu hát, tôi cảm nhận được ngọn lửa mãnh liệt với Sình ca trong ông Dừn,chưa bao giờ tắt mà vẫn mãnh liệt như thời trẻ. Ông bảo “Thể loại này hát phải có vần có điệu, câu trước phải liền câu sau. Đặc biệt đối với hát những làm điệu xưa thì hát tiếng dân tộc sẽ sát nghĩa hơn hay hơn khi được dịch sang tiếng phổ thông”. 

Không dừng lại ở đó, ông luôn mong muốn tìm hiểu và sưu tầm, cũng như tích cực có những sáng tạo mới trong thể loại hát Sình ca này. Ông nói: “ Còn rất nhiều nơi có đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống, ở đó họ có những điệu nhảy câu hát rất mới, rất độc đáo mà lại mang đúng chất của văn hóa dân tộc. Nên tôi còn muốn đi, còn muốn tìm và học hỏi nhiều hơn nữa, góp phần làm giàu thêm kho tàng Sình ca của dân tộc mình”. 

Hành trình truyền lửa và đưa Sình ca tới mọi nhà, mọi thế hệ

Sau hơn 20 năm miệt mài theo đuổi, gìn giữ làn điệu Sình ca ấy. Người nghệ nhân dân gian Sầm Văn Dừn vẫn luôn mong muốn mang những giá trị văn hóa của dân tộc mình truyền thụ cho thế hệ trẻ. Trong gia đình mình, ông luôn nhắc nhở và dạy cho các con các cháu về truyền thống, về làn điệu dân ca cổ truyền của dân tộc. Một trong những người con trai của ông Sầm Dừn đã không phụ công sức của ông. 

Anh Sầm Văn Đạo, cũng là người yêu những làn điệu dân tộc giống cha mình. Dù anh Đạo không có chất giọng ngọt ngào và vũ điệu đánh trống điệu nghệ như cha mình, nhưng được cha hết lòng dạy dỗ, anh Đạo đã biết được khá nhiều câu hát điệu nhảy Sình ca và trở thành người trợ thủ luôn đồng hành cùng cha trong những chuyến đi sưu tầm và biểu diễn Sình ca. 

Đối với làng xã, ông Dừn kể rằng, khi đã nhận thức được sự thờ ơ của lớp trẻ đối với các loại hình nghệ thuật dân tộc ông hết sức lo lắng, bởi giữ được Sình ca như níu giữ được cả linh hồn dân tộc. Do đó, ông đã giành thời gian tới từng gia đình trong thôn, bản để động viên khích lệ mọi người tham gia học tập.

Cứ như vậy, người biết dạy người chưa biết,  tới nay đội văn nghệ của ông Dừn đã có 4 thế hệ diễn viên, với gần 80 anh chị em con cháu biết hát,  biết múa các bài hát dân tộc. Bản làng sau những buổi chiều rảnh rỗi họ thường tụ tập nhau, rộn ràng những lời hát Sình ca vang khắp bản làng, trong một không gian vui tươi bay bổng, xua đi cái nghèo, xua đi hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội cũng theo đó giảm dần.

 

Bên cạnh đó theo ông Dừn, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc “truyền lửa” sao cho ngọn lửa ấy luôn luôn tồn tại, và rực cháy trong mỗi con người Cao Lan. Trước sự thay đổi chóng mặt của xã hội ngày nay, khi mà thế hệ trẻ không còn mặn mà với văn hóa dân tộc, nên việc vận động người dân tham gia các hoạt động không dễ dàng.

Không những thế, kinh phí để duy trì các hoạt động sinh hoạt cộng đồng cũng là bảo tồn, gìn giữ văn hóa của đồng bào dân tộc Cao Lan vô cùng khó khăn. Bởi thế, ông vẫn luôn hy vọng, được Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Tuy nhiên không vì khó khăn vất vả mà ông bỏ cuộc.  Bởi ngày nay, khi vào những ngày xuân hay các lễ hội diễn ra, thì những làn điệu Sình ca lại được mọi người mang ra hát với nhau, réo rắt lung linh khắp thôn bản:

Tháng Chạp là tháng hết mùa đông

Một năm điểm lại biết bao công

Xuân thu tứ quý mười hai tiết

Khởi động mấy đâu năm tháng cùng…

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.