Dự án nhấn chìm 15 triệu m3 vật chất ra biển: Quảng Ngãi đề nghị xem xét lại

Theo giấy phép, vật chất được tàu hút bụng xả đáy tự hành thả từ mặt biển xuống độ sâu hơn 50m
Theo giấy phép, vật chất được tàu hút bụng xả đáy tự hành thả từ mặt biển xuống độ sâu hơn 50m
(PLVN) - Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp phép cho Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất (Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi) nhận chìm 15 triệu m3 vật chất nạo vét từ khu vực cảng Dung Quất, dư luận không đồng tình cho rằng nguy cơ ô nhiễm, làm ảnh hưởng trầm trọng hệ sinh thái biển. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cũng chủ động tìm kiếm, đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên và dễ dàng xử lý vấn đề tác động đến môi trường…

Nguy cơ hủy diệt hệ sinh thái biển  

Ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên ký Giấy phép nhận chìm ở biển số 372/GP-BTNMT, cho phép Hòa Phát Dung Quất được nhận chìm vật chất nạo vét cảng chuyên dùng Hòa Phát - Dung Quất, phục vụ cho Dự án Khu liên hiệp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Khối lượng vật chất được nạo vét tại cảng gần 15,4 triệu m3, gồm 86,4% cát nhiễm mặn, 13,6% bùn sét. Địa điểm khu vực nhận chìm rộng 180 ha, thuộc vùng biển Dung Quất cách bờ biển xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 7 km, vật chất được tàu hút bụng xả đáy tự hành thả từ mặt biển xuống độ sâu hơn 50m.

Những thông tin này vừa được phát đi đã nhận được sự lo ngại. Anh Phạm Kiều Huy, ngư dân xã Bình Đông (Bình Sơn) lo lắng, hồi đầu tháng 10 năm ngoái, chỉ một số tàu nhỏ hút cát, xả bùn tại khu vực cảng Dung Quất đã khiến gần 100 lồng nuôi cá của ngư dân gần đó chết đồng loạt, thiệt hại hàng chục tỷ và Nhà nước đã phải hỗ trợ hơn bảy tỷ để bà con chuyển đổi ngành nghề hoặc di chuyển lồng bè đến khu vực khác.

Nếu việc nhấn chìm vật chất nạo vét tại cảng Dung Quất gần 15,4 triệu m3 diễn ra, ngư dân như anh chỉ biết thốt lên: “Hệ sinh thái biển và đời sống an sinh của ngư dân gắn liền chắc chắn bị hủy diệt”.

Ở góc nhìn chuyên môn, kỹ sư hàng hải Trương Thanh Lâm, Phó Giám đốc Công ty CP Tư vấn xây dựng Phúc Hoàng Ngọc (Đà Nẵng) phân tích, với tỷ lệ 13,6% vật chất bùn sét, tương đương hơn hai triệu m3 là vô cùng lớn. Khi các tàu xả vật chất từ mặt biển xuống độ sâu hơn 50m, quá trình rơi trong nước biển, với dao động của sóng, tác động của dòng hải lưu và nước từ cửa sông Trà Bồng đổ ra, gần như toàn bộ bùn sét sẽ hòa tan trong nước biển.

Giả sử chỉ ở tỷ lệ 5% trong nước, sẽ là 40 triệu m3 nước biển bị vẩn đục, ô nhiễm. Và như vậy, không chỉ vùng biển Bình Sơn, mà cả Lý Sơn, rồi tiếp đó là các vùng biển phía nam Bình Sơn sẽ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ven bờ không chỉ Quảng Ngãi, mà cả Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa…

Bí thư Huyện ủy Bình Sơn (Quảng Ngãi) Hà Thị Anh Thư chia sẻ: “Vấn đề nhấn chìm vật chất xuống biển là rất nhạy cảm, dư luận và bà con nhân dân rất quan tâm vì sẽ tác động không tốt đến môi trường, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của ngư dân ven biển”. Vì thế, thay mặt chính quyền địa phương bị ảnh hưởng, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn cũng mong muốn các cấp nên xem xét lại.

Giải pháp nào hợp lý hơn?

Trước những băn khoăn lo lắng trên, những ngày vừa qua, Bí thử Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã trực tiếp đi khảo sát hiện trường và làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh. 

Theo ông Chữ, hướng xử lý hiệu quả nhất là tận dụng khối lượng cát nhiễm mặn trong quá trình nạo vét, nâng cấp luồng tàu vào cảng Hòa Phát Dung Quất để san lấp một số vị trí dự án đã được quy hoạch tại Khu kinh tế Dung Quất.

Cơ sở để thực hiện là Quyết định số 439 ngày 27/02/2019 của Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nâng cấp và mở rộng  Nhà máy lọc dầu Dung Quất”, tại điểm e, khoản 3, Điều 1 ghi rõ: “Tiếp tục tìm kiếm các giải pháp khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật để giải quyết vật chất nạo vét phát sinh từ quá trình cải tạo, nâng cấp cảng xuất sản phẩm; chỉ thực hiện việc nhận chìm khi không có giải pháp khác”. Và cũng theo Quyết định này, toàn bộ vật chất nạo vét của dự án “tối đa 1,68 triệu m3”. 

Còn ông Nguyễn Minh Tài, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cho biết, qua khảo sát thực địa, tại KKT Dung Quất đang triển khai một số dự án với tổng diện tích lên đến hàng trăm ha ở vùng trũng sâu, nhiễm mặn ven sông, ven biển, với độ sâu cần san lấp từ 5-7m, cần một khối lượng lớn vật liệu san lấp mặt bằng.

Vì vậy, việc tận dụng vật chất nạo vét từ các luồng cảng dự án thép Hòa Phát, Nhà máy Lọc dầu hay cảng Hào Hưng là hợp lý và hiệu quả hơn nhiều.

 “Ưu điểm của phương án thay thế việc nhận chìm bằng tận dụng cát, bùn sét nhiễm mặn để san lấp mặt bằng, là cát nhiễm mặn cũng là tài nguyên khoáng sản nên phải được tận dụng tối đa, tránh lãng phí.

Việc tận dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu để san lấp mặt bằng cho các dự án có địa hình trũng sâu sẽ hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý môi trường sẽ dễ hơn với việc nhận chìm ở biển, góp phần tăng nguồn thu từ thuế tài nguyên, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho nhà đầu tư khi phải nhận chìm ở biển. Đồng thời, bảo đảm nhu cầu về vật liệu san lấp mặt bằng cho các nhà đầu tư khác ở KKT Dung Quất”, ông Tài nói. 

Ông Đỗ Minh Hải, Giám đốc Sở TN&MT Quảng Ngãi thông tin, ngoài các khu vực dự án vùng trũng sâu, nhiễm mặn đã được các nhà đầu tư đăng ký, dọc hai bờ sông Trà Bồng từ cửa biển vào sâu trong đất liền gần 10km có rất nhiều khu vực trước đây làm hồ nuôi tôm của người dân, nhưng những năm gần đây sản xuất không hiệu quả, đất nhiễm mặn không trồng trọt được nên người dân bỏ hoang, với diện tích gần 100 ha.

Những vị trí này đều nằm trong KKT Dung Quất và được phép triển khai các dự án về công nghiệp sạch, du lịch hoặc đô thị, khu dân cư… Nếu UBND tỉnh, Bộ TN&MT cho phép san lấp bằng vật chất nạo vét từ cảng biển sẽ rất an toàn, hiệu quả, có thể giải quyết từ 50-70% lượng cát nhiễm mặn được nạo vét; vừa giải quyết bài toán kinh tế cho chủ đầu tư, cho địa phương; vừa bảo đảm cuộc sống người dân các xã ven biển của huyện Bình Sơn. 

Hiện UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các cơ quan liên quan và UBND huyện Bình Sơn đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trong KKT Dung Quất, nhất là dự án vùng trũng thấp, nhiễm mặn. Đồng thời đề nghị Bộ TN&MT xem xét, chấp thuận việc sử dụng cát nhiễm mặn từ quá trình nạo vét cảng để san lấp mặt bằng ở những vùng trũng sâu, nhiễm mặn. 

Năm 2017, dự án nhấn chìm gần một triệu m3 vật chất nạo vét xuống biển Bình Thuận cũng đã bị phản ứng mạnh mẽ. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lúc đó đã chỉ đạo xem xét đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường, buộc Bộ TN & MT, UBND tỉnh Bình Thuận cùng các cơ quan liên quan đi đến thỏa thuận, thống nhất không nhận chìm xuống vùng biển Tuy Phong, Bình Thuận. 

Đọc thêm

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.