Học cách tự phòng bệnh Ung thư đường tiêu hóa

BS Nhân tư vấn về ung thư đường tiêu hoá
BS Nhân tư vấn về ung thư đường tiêu hoá
(PLO) -  Ths.BS Phạm Văn Nhân - Giảng viên Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ điều trị khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết mỗi người có thể bảo vệ hệ tiêu hoá của mình bằng những việc hết sức đơn giản.

Tuy nhiên, phẫu thuật là biện pháp ưu tiên hàng đầu, thực hiện càng sớm càng đạt kết quả thành công cao đối với bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa (UTĐTH). Trong phẫu thuật, có thể mổ hở hoặc mổ nội soi. Hiện nay mổ nội soi được thực hiện phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như: Ít gây tổn thương, nhanh bình phục.

Đối với các khối u ở giai đoạn quá trễ có thể bắt buộc phải mổ hở. Sau khi cắt bỏ khối u, nạo sạch hạch ác tính, bác sĩ sẽ thiết lập lại lưu thông đường tiêu hoá đã được cắt bỏ (nối ruột, dạ dày, đại tràng…). Kế tiếp là hoá trị và xạ trị được sử dụng điều trị hỗ trợ. Ngày trước hoá trị và xạ trị chỉ áp dụng sau khi phẫu thuật còn bây giờ có thể áp dụng cả trước và sau phẫu thuật. Xạ trị và hoá trị còn áp dụng điều trị cho những bệnh nhân ở giai đoạn trễ không thể mổ triệt để được và điều trị ung thư tái phát, di căn.
Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị nội khoa nâng đỡ. Tức là tập trung điều trị biến chứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng các cơ quan, sử dụng thuốc và các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Ngày nay với tiến bộ của ngành sinh học phân tử, y học đang dần phổ biến phương pháp “nhắm trúng đích”. Phương pháp này hiểu khái quát rằng việc dùng thuốc đặc trị để điều chỉnh các nguyên nhân sinh ung ở mức độ phân tử, có nhiều triển vọng, tuy nhiên hiện chỉ mới áp dụng được cho một số loại ung thư với số lượng còn hạn chế. Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân UTĐTH là tắc nghẽn đường tiêu hoá, xuất huyết tiêu hoá hay thủng đường tiêu hóa. Tỉ lệ di căn của loại ung thư này khá cao.
Theo BS Nhân, có nhiều yếu tố nguy cơ gây UTĐTH nhưng có thể nhận thấy nhóm yếu tố do chủ quan chiếm đa số. Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, ăn thực phẩm nhiễm độc, sống ở khu vực ô nhiễm là những điều mà con người có thể hạn chế được.
Để phòng ngừa bệnh, BS Nhân khuyên mọi người nên “ăn chín uống sôi”, thạn chế tối đa thực phẩm nhiễm độc, thực phẩm có các chất phụ gia cũng như thức ăn lên men, thức ăn để qua nhiều ngày: “Cải tạo môi trường sống xung quanh trong sạch, dùng nước sạch sẽ góp phần ngừa ung thư đường tiêu hoá. Để dễ hiểu, mọi người hãy chiếu theo các yếu tố nguy cơ rồi loại bỏ”, BS Nhân nói.
Điều cần thiết nữa là mỗi người nên kiểm tra sức khoẻ định kì, nhất là người hay mắc các bệnh về đường tiêu hoá. Hiện nay với tiến bộ của y học, chỉ mất vài giờ đồng hồ có thể phát hiện bị ung thư hay không qua các xét nghiệm nhanh. Còn khi đã được xác định bị ung thư, BS Nhân khuyên người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, áp dụng điều trị kết hợp đa phương pháp.
Ngoài ra mỗi người có thể bảo vệ hệ tiêu hoá của mình bằng những việc hết sức đơn giản như: Ăn uống đúng giờ, ăn thực phẩm tươi, không lạm dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm. Phương pháp được đề cập nhiều trong thời gian qua là tầm soát ung thư. Tuy nhiên theo BS Nhân, cũng còn khó trong thực hiện bởi không phải ai cũng có điều kiện, thời gian và đủ nhận thức để đi tầm soát. Do đó chiến lược tầm soát nên được bắt đầu từ các bác sĩ tuyến cơ sở, đánh giá nguy cơ từng cá nhân cụ thể.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.