Cha mẹ canh cánh nỗi lo dịch bệnh trong mùa tựu trường

(PLO) - Năm học mới gần kề cũng là lúc các trường học “căng mình” lo phòng chống các dịch bệnh theo mùa. Đặc biệt, đối với các trường mầm non các bệnh chân tay miệng, sốt xuất huyết… là thách thức không nhỏ ở mỗi trường.
Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet

Thấp thỏm nỗi lo đôi bề

Có con nhỏ đi học mầm non được một tháng, chị Nguyễn Thị Lệ (Yên Nghĩa, Hà Đông) than thở: Trong một tháng học vừa qua, tôi buộc phải cho con nghỉ hai lần, mỗi lần khoảng chục buổi vì bé sốt, ho, tiêu chảy. Hai lần ốm con sụt mất 1kg, tôi sốt ruột quá nhưng đến tuổi vẫn phải cho cháu đi học mà dịch bệnh ngày càng nhiều. Bây giờ đi đến những chỗ tập thể, đông người đều rất ngại. Vì mình cũng đâu thể giám sát hết được sức khỏe của những người xung quanh thế nào”.

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh khi bắt đầu năm học mới. Mùa tựu trường là thời điểm thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh, muỗi truyền bệnh phát triển. Do thay đổi lối sinh hoạt từ  không gian quanh nhà tới môi trường lớp học, khiến trẻ lười uống, biếng ăn cùng với tâm lý ngại đi học, các bé dễ mệt mỏi, sức đề kháng sẽ kém hơn.

Vệ sinh nơi ăn, chốn ở không đảm bảo cũng là tác nhân khiến trẻ dễ nhiễm bệnh. Đối với các bé mầm non và tiểu học, nguy cơ lây lan bệnh là rất cao. Ngoài dịch sốt xuất huyết còn có các bệnh về đường hô hấp, sốt vi rút, bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng mắt đặc biệt đây là thời điểm mùa bùng phát của bệnh tay chân miệng. 

Trong tâm lý chung của nhiều phụ huynh, đầu năm, họ canh cánh nỗi lo chuẩn bị tiền nhập học, chuẩn bị chu toàn mọi thứ cho con nhập học, giờ lại thêm nỗi lo mong ngóng cho mùa dịch nhanh qua. Nỗi lo lớn nhất là ở những phụ huynh có con học nội trú hoặc học ở các trường đã có ca nhiễm sốt xuất huyết hoặc các trường điều kiện vật chất còn thiếu thốn.  Đó là những nỗi lo thắp thỏm đôi bề, con đi học cũng không xong, ở nhà cũng không yên.

Bởi theo họ, thực tế không ít trường học nhà vệ sinh còn thiếu và xuống cấp, tình trạng ô nhiễm cũng khá phổ biến, nơi rửa tay cho học sinh không đủ, máng chứa nước rêu xanh, cáu bẩn, chưa kể tình trạng thiếu nước cũng chưa được giải quyết triệt để.

Cần có chế độ chăm sóc chu đáo, khoa học giúp trẻ khỏe mạnh

Ngay từ đầu tháng 8, các trường triển khai nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh theo mùa đặc biệt các cấp trường mầm non. Theo thông báo của các trường trên địa bàn quận Hà Đông, cùng một số quận, huyện khác trong khu vực nội, ngoại thành Hà Nội, trước khi đón học sinh của các cấp từ mầm non, tiểu học tới trung học cơ sở, trung học phổ thông,… trở lại lớp, nhà trường đã phun thuốc diệt muỗi, tổng vệ sinh trường, lớp,… Tuy trong tư thế sẵn sàng nhưng các phụ huynh, giáo viên vẫn nhiều lo âu trước tình hình dịch bệnh có xu hướng bùng phát mạnh hơn ở cộng đồng như hiện nay.

Sự nỗ lực phòng chống dịch của các trường là cần thiết và đáng ghi nhận. Tuy nhiên, khỏe mạnh là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp trẻ học tập tốt, bởi vậy bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần chú ý tới sức khỏe của con. Khi đến trường đi học, trẻ sẽ gia tăng sự tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ từ các bạn đang bị bệnh trong điều kiện thời tiết bất lợi, khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm như hô hấp, tay chân miệng, sốt xuất huyết,… là khó tránh khỏi. Chỉ cần một trẻ trong lớp bị bệnh nhưng không được cách li, chăm sóc tốt sẽ khiến cả lớp có nguy cơ mắc bệnh, Th.s Bùi Thị Loan (trưởng khoa Nhi Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc – Thanh Hóa) khuyến cáo.

Do đó, ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng khoa học trong mỗi bữa ăn hàng ngày đảm bảo đủ cả chất và lượng thì việc chú ý đến thời tiết, dịch bệnh theo mùa cũng hết sức quan trọng. Để trẻ vui khỏe, sẵn sàng đến trường, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ để cơ thể tạo miễn dịch chống lại bệnh. Đồng thời, nên tạo cho trẻ thói quen giữ vệ sinh thân thể, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cho trẻ ăn uống điều độ, bổ sung đủ dinh dưỡng, uống đủ nước và tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Đồng thời, trước những ngày tựu trường, cha mẹ cần giúp con điều chỉnh đồng hồ sinh học cho phù hợp. Nên gọi con dậy trước giờ đi học 1 giờ để cơ thể khỏe khoắn, tỉnh táo. Buổi tối đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, ngày nghỉ cũng không nên cho trẻ ngủ muộn, ngủ trưa giấc dài vì trở dậy trẻ rất mệt mỏi.

Tại trường học, các bé cần phải được học tập, vui chơi trong điều kiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Nhà trường phải chủ động vệ sinh môi trường vệ sinh phòng học, khu trẻ vui chơi và đảm bảo tốt vấn đề dinh dưỡng trong ăn uống của trẻ tại trường. Với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm, để tránh nguy cơ bệnh diễn tiến nặng thêm, và lây lan cho các bé khác, phụ huynh không nên cho bé đến trường mà cần theo dõi chăm sóc con em mình tại nhà để có hướng xử trí phù hợp. 

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.