Thuê xe hơi về 0% - “Thời gian bảo hộ của Việt Nam quá ngắn”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã nhận định như vậy, đồng thời còn dự báo ngành công nghiệp ô tô non trẻ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trước “cơn bão” giảm thuế đầu năm tới. 

Theo “vết xe đổ” của Philippines?

Hoạt động sản xuất và lắp ráp xe trong nước đã từng được kỳ vọng khá lớn. Bởi theo Quyết định số 1168/QĐ-Ttg ngày 16/7/2014 phê duyệt chiến lược công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, đã đặt mục tiêu: năm 2020, xe sản xuất trong nước là 227.500 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ đạt 114.000 chiếc, xe tải đạt gần 100.000 chiếc…

Công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ gặp khó

“Về mặt doanh thu và lợi nhuận tôi cho rằng VEAM có thể bị ảnh hưởng nhưng không nhiều vì đã có những đối sách nhất định. Nhưng theo tôi ngành công nghiệp ô tô nói chung của đất nước thực sự sẽ gặp khó khăn”, ông Trần Ngọc Hà -  Tổng Giám đốc VEAM.

Trong khi thực tế, hiện tổng năng lực sản xuất, lắp ráp ô tô đạt khoảng 500.000 xe/năm. 12 hãng có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước (Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes-Benz) đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe trong nước.

Rõ ràng, so với con số mục tiêu đặt ra, ngành công nghiệp ô tô đã phần nào đáp ứng được mục tiêu phát triển. Thế nhưng, tại sao vẫn còn quá nhiều ý kiến lo ngại cho nền công nghiệp ô tô trước giờ “G” thuế suất thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN về 0%? Phải chăng do có nhiều ý kiến lo ngại rằng, nền công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ đi theo “vết xe đổ” của Philippines (hầu hết các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô đều đã đóng cửa tại Philippines khi thuế suất về 0%)? 

Câu chuyện của quốc gia trong khối là một bài học quá lớn đối với các nhà sản xuất và giới hoạch định chính sách công nghiệp ô tô Việt Nam. Do vậy, các liên doanh sản xuất, các chuyên gia trong ngành ở Việt Nam đều có những dự báo, động thái để chủ động đối mặt với những ảnh hưởng có thể gây ra trong nửa năm tới. 

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với PLVN, ông Trần Ngọc Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) cho hay, doanh thu của VEAM sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi thuế suất về 0% nhưng nền công nghiệp ô tô Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn, bởi ngành này đòi hỏi thời gian phát triển rất dài.

Trong thời gian phát triển, tất cả các nước đều có những chính sách để bảo hộ. Chỉ sau khi ngành ô tô phát triển qua một ngưỡng nhất định rồi mới mở rộng thị trường, hội nhập và tham gia vào khu vực kinh tế tự do. “Nhưng thực tế tại Việt Nam, thời gian bảo hộ quá ngắn” - ông Hà nói.

Theo ông Hà, để ứng phó với thuế suất về 0%, trước mắt, VEAM sẽ cùng các liên doanh ô tô của mình cơ cấu lại sản phẩm, lựa chọn những dòng xe có sản lượng lớn để tiếp tục sản xuất, thu gọn các dòng xe sản lượng nhỏ. “Dòng xe có sản lượng lớn sẽ không chỉ hướng vào thị trường Việt Nam nữa mà cũng đặt vấn đề xuất khẩu” -  lời Tổng Giám đốc VEAM. 

10 năm nữa đạt hàm lượng “nội địa hóa”?

Để hướng tới các dòng xe “made in Vietnam” có thể xuất khẩu sang các nước ASEAN, “Tổng” này đã có nhiều kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô để phục vụ mục tiêu nội địa hóa 40%. Nhưng thực tế, CEO của VEAM có vẻ ngần ngại khi dùng cụm từ “nội địa hóa”, bởi lý do sản lượng của mỗi loại xe rất thấp, trong khi đầu tư sản xuất công nghiệp hỗ trợ để sản xuất các linh kiện phụ tùng ô tô thì rất lớn. 

“Nếu chỉ sản xuất để đạt được mục tiêu nội địa hóa thì không bao giờ đem  lại hiệu quả kinh tế” - ông Hà khẳng định. Với quan điểm này, dường như con đường “nội địa hóa” của Việt Nam vẫn còn khá xa vời… Tuy nhiên, VEAM vẫn đang từng bước cố gắng để nội địa hóa sản phẩm bằng các chiến lược đầu tư các trang thiết bị, chuyển dần sang các mảng công nghiệp hỗ trợ ô tô. 

Ông Hà tiết lộ thêm: “Nhiều nhà máy đã đầu tư nhiều dây chuyền mới, hiện đại như ở Công ty Diesel Sông Công đang nghiên cứu các dây chuyền rèn đúc mới, đây có thể gọi là dây chuyền hiện đại nhất bây giờ. Hiện, VEAM đã đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng cho nhà máy sản xuất máy kéo 4 bánh. Ngoài việc sản xuất máy kéo sẽ sản xuất được các linh kiện phụ tùng khác để tham gia vào việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô”. 

Theo đó, để có thể phát triển được ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô cá nhân phải mất khoảng từ 10 năm trở lên. Cùng với khoảng thời gian này, mục tiêu lớn nhất của VEAM là đạt được hàm lượng ASEAN (nội địa hóa 40%) thì mới thực sự tham gia được vào thị trường tự do. Hiện nay, tỉ lệ nội địa hóa của VEAM mới ở mức trên 20%. 

Trả lời câu hỏi liệu Chính phủ có chính sách gì để đảm bảo khi thuế suất về 0%, xe nhập vẫn giữ nguyên giá, tránh ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các dòng xe sản xuất lắp ráp trong nước, ông Hà cho rằng, có thể sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc đánh vào các loại phí như phí mua ô tô trong thành phố (mà biểu hiện manh nha chính là việc đóng phí trước bạ ở thành phố cao hơn các địa phương khác) hoặc bán quyền mua ô tô như Singapore đã làm?

Đọc thêm

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.