Nghệ An gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Kỷ Hợi: Hàng chục nghìn tỷ đồng đổ về xứ Nghệ

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh (thứ 3 từ trái sang) trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu đầu tư vào Nghệ An
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh (thứ 3 từ trái sang) trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu đầu tư vào Nghệ An
(PLVN) - Trong 5 lần tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư đầu xuân, Nghệ An đã thu hút được 150 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới gần 90 nghìn tỷ đồng. Tại Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Kỷ Hợi 2019 diễn ra vào ngày 23/2 tới đây, địa phương này tin tưởng sẽ tiếp tục đón nhận làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Nghệ An.

Những con số biết nói…

Theo UBND tỉnh Nghệ An, Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư đầu xuân là ngày hội truyền thống để địa phương gặp gỡ tri ân các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà đầu tư, đồng thời là cơ hội để kết nối và kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục quan tâm tìm hiểu, khảo sát và thực hiện các hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Thành công tiếp nối thành công, từ những Hội nghị này đến nay nhiều nhà đầu tư, tập đoàn có thương hiệu uy tín trong và ngoài nước đã và đang triển khai hiệu quả các dự án tại Nghệ An như: Tập đoàn Vingroup; Masan; T&T; BRG; FLC; TH; The Vissai; Hoa Sen; Mường Thanh; Vinamilk; VSIP; WHA Industrial Zone....

Đáng chú ý, sau các Hội nghị gặp gỡ, nhiều dự án lớn, sử dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động hiệu quả, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho tỉnh nhà, như: Tập đoàn TH đã được cấp chứng nhận đầu tư 10 dự án với tổng mức đăng ký 12.068 tỷ  (trong đó 4 dự án với tổng mức đầu tư 8051 tỷ đã đi vào hoạt động), Tập đoàn Vissai đã đầu tư 12.166 tỷ đồng vào Nghệ An (trong đó 2 dự án với tổng mức đầu tư 11.647 tỷ đã đi vào hoạt động); Tập đoàn Hoa Sen với 2 dự án đã đi vào hoạt động, tổng mức đầu tư 8.016 tỷ...

Một thống kê cho thấy, chỉ tính riêng từ Hội nghị Gặp mặt các nhà đầu tư năm 2014 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thu hút 150 dự án có vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng/dự án với tổng vốn đầu tư 89.141 tỷ đồng. Trong đó số lượng dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động và dự án đang được triển khai chiếm phần lớn trong tổng số dự án được chấp thuận chủ trương/hoặc cấp phép đầu tư là 128 dự án, chiếm tỷ lệ 86%. 

Chỉ tính riêng trong năm 2018, tỉnh này đã cấp mới cho 114 dự án , với tổng số vốn đầu tư đăng ký 9.119,17 tỷ đồng, điều chỉnh 08 lượt dự án với số vốn đầu tư điều chỉnh tăng 1.279 tỷ đồng; tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 10.398,17 tỷ đồng. Một số dự án lớn được cấp mới trong năm 2018 như: Dự án Nhà máy bia, nước giải khát Masan tại Khu B-Khu Công nghiệp Nam Cấm (1.661 tỷ đồng); Khu liên hợp sản xuất vật liệu xây dựng Trung Đô tại xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc (1.025 tỷ đồng); Nhà máy bánh kẹo Hải Châu II (360,3 tỷ đồng); Nhà máy sản xuất viên nén sinh khối Biomass Fuel Việt Nam tại Khu Công nghiệp VSIP (20 triệu USD); Nhà máy Em-Tech Vinh tại KCN VSIP (11,82 triệu USD); Nhà máy dược phẩm Nghệ An (315 tỷ đồng).

Tại Hội nghị Gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Mậu Tuất 2018, tỉnh Nghệ An đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án và ký kết 16 thỏa thuận đầu tư. Trong đó, 1/9 dự án đã đi vào hoạt động cuối năm 2018, 8/9 dự án đang triển khai đúng tiến độ cam kết; 3/16 thỏa thuận đã được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư sau ký kết; 9/16 thỏa thuận nhà đầu tư đã nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa liên thông của tỉnh, đang trong quá trình xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư; 4/16 thỏa thuận nhà đầu tư đang nghiên cứu lập hồ sơ dự án đầu tư. 

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Trao đổi với Báo PLVN, ông Thái Thanh Quý, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đánh giá trong 5 năm (2014 - 2018), tỉnh Nghệ An đã có những thành tựu đáng kể trong việc thu hút đầu tư và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư: tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, quan tâm thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch, tạo động lực căn bản cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 31/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.

Ông Quý chia sẻ để đạt được kết quả trên, Nghệ An đã có những thay đổi quan trọng về tư duy, cách làm mới mang tính đột phá trong xúc tiến, vận động thu hút nhằm kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh như: Triển khai xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn kết thuận lợi các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Tập trung xây dựng và hoàn thiện các dự án hạ tầng khu công nghiệp hiện đại như Dự án Khu công nghiệp đô thị và dịch vụ VSIP (Singapore); Dự án Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An (Thái Lan); Dự án Khu công nghiệp Hoàng Mai 1, 2…

Bên cạnh đó, địa phương cung cấp đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư của trung ương và địa phương đối với từng lĩnh vực tỉnh tập trung thu hút đầu tư. Tập trung công tác đào tạo nguồn nhân lực và có chính sách hỗ trợ đào tào nhân lực có tay nghề để cung cấp cho các dự án triển khai trên địa bàn của tỉnh. Tăng cường công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn và đơn giản hóa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư;

Để thư hút được các nhà đầu tư tới, Nghệ An cũng đã làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch nghành, lĩnh vực gắn với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với tầm nhìn chiến lược, dài hạn. Rà soát, xây dựng quỹ đất sạch để sẵn sàng giao đất cho nhà đầu tư khi có nhu cầu. Tạo lập môi trường thuận lợi đầu tư kinh doanh thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, làm tốt công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ để các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh tại Nghệ An.

Nhiều công trình lớn được hình thành từ việc kêu gọi đầu tư. Trong ảnh: Cảng Nghi Thiết đón tàu “khủng”. Ảnh báo Nghệ An
Nhiều công trình lớn được hình thành từ việc kêu gọi đầu tư. Trong ảnh: Cảng Nghi Thiết đón tàu “khủng”. Ảnh báo Nghệ An

Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước địa phương này kỳ vọng qua Hội nghị này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An tiếp tục nhận được sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, và đặc biệt đón nhận làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu và đầu tư vào tỉnh Nghệ An.

“Nghệ An quyết tâm phát triển đột phá về mọi mặt để trở thành một tỉnh công nghiệp, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Nghệ An luôn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, xem sự thành công của doanh nghiệp cũng là sự thành công của tỉnh, cam kết sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Thực sự sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả bền vững tại Nghệ An”- Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh. 

Dự kiến Thủ tướng Chính phủ tham dự và phát biểu chỉ đạo 

Hội nghị Gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Kỷ Hợi 2019 được Tỉnh Nghệ An và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Khách sạn Vinpearl Discovery Cửa Hội, thị xã Cửa Lò, vào Thứ Bảy, ngày 23/02/2019.  Tham dự Hội nghị dự kiến sẽ có khoảng 700 đại biểu bao gồm: Các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo một số bộ, ban ngành Trung ương, địa phương có quan hệ gắn kết với tỉnh Nghệ An và gần 500 đại biểu đến từ các tổ chức, Tập đoàn, các tổng công ty, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh Nghệ An; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh; Lãnh đạo các huyện, thành, thị; Đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương. Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tin cùng chuyên mục

Bãi biển TP Vũng Tàu.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Đọc thêm

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…