Giải pháp nào đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh về biển?

Phát triển kinh tế biển khiến vùng biển Quảng Ngãi đối mặt với việc ô nhiễm từ nhấn chìm 15 triệu m3 vật chất
Phát triển kinh tế biển khiến vùng biển Quảng Ngãi đối mặt với việc ô nhiễm từ nhấn chìm 15 triệu m3 vật chất
(PLVN) - Chiến lược biển Việt Nam là quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển. Sau hơn 10 năm thực hiện, thực tế đã chỉ ra, dù đạt được một số thành công nhất định, nhưng Chiến lược biển vẫn chưa thật sự bền vững. Do đó, để kinh tế biển phát triển, Việt Nam cần phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế so sánh, cũng như bảo đảm những nội dung pháp luật quy định…

Mong muốn có cái nhìn rõ hơn về kinh tế biển và tìm giải pháp đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh về biển, ngày 4/6, tại Đà Nẵng, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm “Vinh danh Doanh nghiệp, Doanh nhân “Thương tôn pháp luật - phát triển bền vững” vai trò của pháp luật với chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam”. 

Chưa tương xứng với tiềm năng

Với chiều dài bờ biển 3.260km, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Bình quân cứ 10km2 đất liền có 1km bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số trung bình của thế giới. Việt Nam có hơn 3.000 hòn đảo và hơn 1 triệu km2 vùng biển kinh tế đặc quyền rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều hệ sinh thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

Bên cạnh giá trị về vị thế, vùng biển Việt Nam còn có nguồn tài nguyên phong phú, trong đó giá trị lớn như dầu khí, nguồn lợi thủy sản… Tài liệu thống kê quốc gia thể hiện, trữ lượng cá ở vùng biển khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Dọc ven biển có tên 37 vạn ha mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn - lợ; hơn 50 vạn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, phá Tam Giang, vịnh Vân Phong… rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển. 

Ngoài ra, dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số nơi được thế giới biết đến như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (Kiên Giang), Eo gió (Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, đặc biệt, vịnh Hạ Long với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Điều này tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam phát triển du lịch biển.

Tài nguyên biển phong phú trở thành tiền đề cho xây dựng các chiến lược về biển. Trong đó, Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đặt mục tiêu đưa đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển theo hướng phát triển bền vững, phấn đấu đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP; 55-60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện thêm một bước đáng kể đời sống cho nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước.

Có thể nói Chiến lược biển Việt Nam là quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia biển. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, ngoài một số thành công nhất định, kinh tế biển hiện nay vẫn chưa bền vững và chưa phát huy được các thế mạnh của tài nguyên biển.

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá một cách tổng thể, sự phát triển của kinh tế biển, đảo ở Việt Nam vẫn chưa xứng tầm với các điều kiện và lợi thế sẵn có. Quy mô kinh tế biển của thế giới ước đạt 1.300 tỉ USD. Theo ước tính, quy mô kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47 - 48% GDP cả nước, trong đó, GDP của kinh tế “thuần biển” mới đạt khoảng 20 - 22% tổng GDP cả nước.

Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm 98%, chủ yếu khai thác dầu khí, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, vận tải biển, du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, thông tin liên lạc… bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô mới chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước.

Kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển, đảo tuy được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, mạng lưới tàu thuyền, trang thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp.

Phát triển bền vững từ chính thách thức và tiếp cận!

Điều đáng lo ngại, việc phát triển kinh tế biển đã gây ra những suy thoái rất mạnh mẽ tới môi trường và các nguồn tài nguyên biển. Những con số biết nói từng được chỉ ra, hiện có từ 70% đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý xả ra biển.

Vùng biển nước ta có hàng trăm giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20% đến 30% chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý… 

Thực tế trên cũng từng được chỉ ra qua nhiều cuộc Hội thảo tại Đà Nẵng, rằng phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức, chủ yếu do chủ quan. 

Theo đó, nguyên nhân lớn nhất do chưa có quy hoạch sử dụng biển cũng như quy hoạch tổng thể sử dụng vùng bờ biển theo quan điểm quản lý tổng hợp. Điều đó dẫn tới nguồn thủy sản bị đánh bắt cạn kiệt, các hệ sinh thái biển quan trọng như rừng ngập mặn, hệ rạn san hô, thảm thực vật biển bị phá hoại và suy thoái nghiêm trọng.

Nhận thức của ngư dân còn thấp nên còn đánh bắt cá trái phép, thậm chí đánh bắt hủy diệt tại các vùng biển Việt Nam và vùng biển nước ngoài, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Ô nhiễm môi trường biển ngày càng gia tăng, điển hình vụ xả nước thải trái phép ra biển tại Hà Tĩnh, đã gây ra những hậu quả rất lớn tới môi trường biển và kinh tế - xã hội tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên - Huế.

Bên cạnh đó, việc quản lý nhiều khu bảo tồn biển chưa hiệu quả nên chưa tạo nhiều thay đổi trong phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng ven biển còn dàn trải. Hệ thống chính sách, pháp luật phát triển kinh tế biển chưa đồng bộ, chưa tạo được sức mạnh để điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế biển. Đặc biệt, nhận thức về phát triển một cách hiệu quả, bền vững kinh tế biển của cán bộ và nhân dân chưa cao, khái niệm về nền kinh tế biển xanh hầu như chưa được hiểu và áp dụng thống nhất ở Việt Nam.

Bằng nhiều năm nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển, Tiến sĩ Mộc Quế, Kỷ lục gia thế giới cho rằng, muốn triển khai quản lý tổng hợp biển và hải đảo trên quy mô toàn quốc thành công, trước mắt cần hoàn thiện pháp luật, xây dựng...

Tiến sĩ Mộc Quế, Kỷ lục gia thế giới phân tích, có thể thực hiện theo 8 nội dung pháp luật quy định. Cụ thể, Luật quy định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Hiện nay nước ta đã có đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến đảo Thổ Chu. Đây là cột mốc luật pháp Quốc tế để làm kinh tế biển trong nước. Biển và đại dương chính là tầm nhìn làm kinh tế biển và về hợp tác quốc tế.

Với nội thủy, hiện nay rất ít tỉnh, thành, huyện thị, thành phố coi trọng, vì đây là “Vùng nước tiếp cận giáp bờ biển”. Hầu hết nội thủy của 28 tỉnh là đường nước ô nhiễm, chở rác ra biển và chở nước mặn vào xâm nhập mặn vào đất liền. Từ đây, một diện tích lớn, dài, sâu, bị ô nhiễm từ chính nơi đẹp nhất, có giá trị bất động sản nhất. Về lãnh hải, ở đây trọng tâm là các khu kinh tế biển, các cảng biển, cảng cá, hệ thống tàu đánh bắt gần bờ và xa bờ, nhưng chưa khai thác cảng tàu du lịch, đoàn tàu du lịch biển, các công nghệ làm kinh tế biển… 

“Ngoài ra, các nội dung như Vùng tiếp giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế; Thềm lục địa; Đảo và quần đảo; Hoạt động trong vùng biển Việt Nam đều thể hiện việc làm kinh tế quá ít, so với sự vĩ đại, mênh mông của biển đảo Việt Nam. Đăc biệt, chúng ta càng phải có nhiều thể chế sâu, đặc thù cho kinh tế biển Việt Nam và các giải pháp kích cầu, khởi nghiệp quyết liệt cùng làm kinh tế biển để dân giàu, nước mạnh”, Tiến sĩ Mộc Quế nhìn nhận.

Dưới góc độ quản lý tổng hợp biển và hải đảo, ông Hà Thanh Biên, Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, để phát triển kinh tế biển bền vững, cần xây dựng một quy hoạch sử dụng biển cho toàn quốc mang tính tổng hợp với phương thức tiếp cận sinh thái. Với cách tiếp cận từ lợi thế và hạn chế của kinh tế biển, cần xây dựng và triển khai thực hiện một cơ chế kinh tế thị trường theo hướng nền kinh tế biển xanh bằng cách xây dựng và thực hiện quy định pháp luật để đảm bảo tối ưu hóa các lợi ích…

Do tính hiệu quả và thiết thực, đến năm 2002, đã có 145 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện 622 chương trình hoặc dự án quản lý tổng hợp vùng bờ; trong đó có nhiều quốc gia có biển trên thế giới đã áp dụng phương thức quản lý này có hiệu quả như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước EU, Nam Phi, Úc…

Còn tại Việt Nam, quản lý tổng hợp bắt đầu từ việc Tổ chức Đối tác quản lý môi trường các biển Đông Á/PEMSEA, giới thiệu và thực hiện tại Đà Nẵng năm 1995, tiếp sau đó nhiều chương trình dự án khác. Và sự ra đời của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (năm 2008) trở thành một dấu mốc quan trọng trong quyết tâm thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Đọc thêm

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.