Buồn thay “thuốc phiện tâm linh”

Chen lấn mua vàng ngày Vía Thần tài
Chen lấn mua vàng ngày Vía Thần tài
(PLVN) - Năm nay, ngày Lễ Tình nhân trùng với ngày Vía Thần Tài. Cho dù là ngày làm việc nhưng dân tình cứ nháo nhào cả lên với hoa hồng, với sô cô la, với cá lóc nướng và với vàng. Đáng chú ý là cả hai cái gọi là lễ hay vía này đều là thứ ngoại nhập và trở thành trào lưu như một hiện tượng xã hội chưa lâu.

Ngày Lễ Tình nhân (có người gọi là ngày Lễ Tình yêu), chính xác là Valentine's Day nhằm suy tôn và tri ân một vị Thánh công giáo và có lẽ nó chỉ dành cho những cặp đôi đang yêu, những nam thamh, nữ tú đang ngoài vòng cương tỏa của hôn nhân. Trái ngược với một nước ở Nam Mỹ phát bao cao su trong ngày này thì một nước châu Á cấm các hoạt động Valentine công khai, báo chí không được đưa tin cổ súy cho ngày lễ này.

Ở ta, một tờ báo thực hiện một điều tra xã hội bỏ túi cho thấy có 10 thanh niên được hỏi thì 3 người không biết đây là ngày gì, còn không biết xuất xứ, nguồn gốc, lơ mơ thì nhiều hơn. Dẫu sao thì cũng tốt cho những người bán hoa, kẹo và thiệp chúc mừng là cơ hội để họ tăng thu nhập.  

Còn ngày Vía Thần Tài, du nhập từ Trung Hoa và nó không hề có ở miền Bắc trước những năm chín mươi thế kỷ trước. Thế mà, giờ đây tại các thành phố lớn từ Bắc chí Nam, người ta xếp hàng rồng rắn từ 1 giờ đêm trước các cửa hàng vàng, dân công sở bỏ cả cơm trưa đi mua vài chỉ vàng cầu may. Theo một nhà nghiên cứu Lý học phương Đông thì việc mua vàng vào ngày này chỉ tốn tiền mà chẳng mang lại tài lộc gì, đó chỉ là chiêu trò của các ông chủ tiệm vàng mà thôi.

Ngày Thần Tài thì ở Trung Quốc và Singapore cũng khác nhau, ở các nước này họ cũng chỉ cúng Thần Tài, đốt vàng mã chứ có mua vàng đâu, Thần Tài theo quan niệm và nguồn gốc cũng có đến mấy ông khác nhau. Thế mà, hàng tấn vàng đã được bán ra, thậm chí giá đắt hơn ngày thường đến 700.000 nghìn đồng/1 lượng mà người ta đổ xô đi mua vàng cầu tài lộc. Các đại gia kinh doanh vàng quả là đã vớ bẫm trước sự mê muội này của nhiều người.

Hay như nghi thức dâng sao giải hạn mà những bậc tu hành chân chính đã lên tiếng từ mấy năm nay rằng giáo lý đạo Phật không hề có chuyện đó. Thế nhưng, các nhà chùa cứ tiến hành làm lễ dâng sao giải hạn cho mọi người như một nghi lễ Phật giáo, coi như một thứ tín ngưỡng vậy và có chùa thu về hàng chục nghìn tỷ đồng từ việc này. Người dâng sao giải hạn đông đến nỗi tràn cả ra đường và lực lượng Công an, dân phòng, Cảnh sát giao thông phải căng người, căng sức giữ gìn trật tự, chính quyền cũng tham gia, trong khi nhiều việc khác cần phải làm.

Có rất nhiều chuyện đáng bàn về trào lưu mê tín đến mê muội hiện nay. Đáp ứng với nhu cầu đó, một lực lượng các ông thầy xuất hiện từ thầy cúng đến thầy phong thủy, thầy tướng số, thầy bói, thầy đồng,... cùng với các cơ sở tôn giáo ngày càng nhiều, kể cả các phủ, điện nguy nga tráng lệ của tư nhân.

Tất nhiên, con người cần đến một khoảng tâm linh trong đời sống tinh thần của mình. Khoảng tâm linh đó là không gian hướng thiện, làm điều phúc đức, biết tri ân và tưởng niệm, biết mình có tổ, có tiên, “sống vì mồ, vì mả, không ai vì cả bát cơm”. Tiếc rằng, không ít người đã lợi dụng tâm linh để kiếm tiền và không ít người cũng mê muội nghe theo và làm theo. Làm sao có một cuộc sống lành mạnh, xã hội văn minh được khi có nhiều người chạy theo thứ “thuốc phiện tâm linh” đó! 

Đọc thêm

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.

Thủ tục khởi kiện khi người vay tiền không trả?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn đọc Nguyễn Mạnh Thắng (Hải Phòng) hỏi: Bạn tôi có nhắn tin qua zalo vay tôi số tiền 50 triệu đồng và hứa sẽ trả trong vòng 1 tháng. Tôi đã chuyển khoản số tiền trên cho bạn vay nhưng đến nay sau 1 năm và nhiều lần tôi thúc giục bạn tôi vẫn không chịu trả số tiền này lại cho tôi, khiến tôi rất bức xức. Xin hỏi, trường hợp này tôi có thể khởi kiện bạn tôi vì không trả tiền vay cho tôi được không? Thủ tục khởi kiện như thế nào?

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri Quảng Ninh và Đồng Nai

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Quốc phòng vừa có phản hồi các kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh và Đồng Nai liên quan đến chế độ đãi ngộ cho sĩ quan công tác tại vùng biên giới và chính sách hỗ trợ người dân sinh sống tại hải đảo. Theo đó, các chính sách hiện hành đã thể hiện sự quan tâm, ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng vũ trang và người dân ở các vùng biển đảo.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.