Sự thiếu hiểu biết đang dẫn dắt cách hiểu sai về Công nghệ giáo dục

Giáo viên hướng dẫn các em học “Tách lời thành tiếng” theo quy trình 4 việc
Giáo viên hướng dẫn các em học “Tách lời thành tiếng” theo quy trình 4 việc
(PLO) - Mạng xã hội đang xì xào bàn tán về Tiếng Việt Công  nghệ giáo dục (CNGD). Đa phần đều mang tâm lý phản đối và bất an, lo lắng. Tuy nhiên, sự bàn tán của mọi người chủ yếu dựa vào những thông tin tiếp cận từ mạng xã hội mà không có một sự tìm hiểu cặn kẽ và chi tiết. Từ đó, dư luận rất dễ bị dẫn dắt đi theo một hướng sai lệch, phiến diện và cục bộ gây nên những hệ lụy đáng tiếc.

Khi sự việc bị kéo đi quá xa

Những thông tin trên mạng xã hội đăng tải cắt khúc, không trọn vẹn chương trình Tiếng Việt CNGD làm cho các bậc phụ huynh và dư luận hiểu lầm, lo lắng. Tại sao lại có vấn đề nhìn ô vuông đọc thành chữ, còn nhìn chữ thì lại không biết? Đồng thời, đa phần mọi người đều cho rằng chương trình Tiếng Việt CNGD của GS Hồ Ngọc Đại là chương trình cải cách tiếng Việt giống theo kiểu của PGS Bùi Hiền. Ngoài ra, mọi người còn nghĩ tiếng Việt sẽ bị thay thế bởi các hình khối “vuông vuông, tròn tròn, tam giác”…

Tuy nhiên, trên thực tế thì ý tưởng cải cách tiếng Việt của PGS Bùi Hiền là làm thay đổi chữ viết tiếng Việt, viết theo một cách khác. Ngược lại, chương trình Tiếng Việt CNGD của GS Hồ Ngọc Đại chỉ thay đổi phương pháp tiếp cận cho học sinh dễ tiếp thu và cải thiện việc học chứ hoàn toàn không làm thay đổi chữ viết tiếng Việt. Tiếng Việt vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của dân tộc. Việc quy chụp, đánh đồng 2 chương trình này lại với nhau thực sự là một sai lầm đáng tiếc trong cách nghĩ của dư luận.

Còn việc cho rằng chương trình này sẽ dùng các hình khối: vuông, tròn, tam giác để thay thế tiếng Việt thì lại càng sai lầm. Gần đây, mạng xã hội nổi lên trào lưu nhắn tin, bình luận hay đăng các dòng trạng thái theo kiểu “vuông vuông, tròn tròn, tam giác”, thậm chí hát những bài hát “tròn, vuông giác”...

Điều này chỉ là hình thức “tát nước theo mưa” càng gây thêm sự hiểu lầm trong dư luận. Thực tế cách hiểu này chỉ là sự suy diễn, quy chụp phiến diện khi chưa hiểu cặn kẽ vấn đề. Các hình vuông, hình tròn đó chỉ là một phương pháp giảng dạy để học sinh nhìn vào đọc và phân biệt số tiếng mà thôi chứ không thể nào thay thế tiếng Việt.

Học sinh lớp Một đọc theo kiểu “ô vuông, hình tròn” sẽ nhớ lâu hơn
Học sinh lớp Một đọc theo kiểu “ô vuông, hình tròn” sẽ nhớ lâu hơn

“Xem hết 1 tiết học của các em thì phụ huynh sẽ hiểu”

Ông Lê Thanh Long, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cho biết, chương trình này đã được thành phố triển khai thực hiện từ năm học 2015 -2016 trên tinh thần tự nguyện của nhà trường, giáo viên và phụ huynh. Để được đứng lớp giảng dạy chương trình này, giáo viên đã được tổ chức tập huấn, hướng dẫn cặn kẽ, cụ thể.

“Qua thực tế các năm, nhận thấy giáo viên dạy tốt, học sinh đọc, viết được, chuẩn theo yêu cầu. Đến nay số lượng các trường áp dụng ngày một tăng lên”, ông Long chia sẻ. Đồng thời, theo ông Long, thời gian gần đây các đoạn clip đăng trên mạng xã hội về vấn đề Tiếng Việt CNGD rất dễ khiến cho mọi người hiểu lầm vì các đoạn clip đã bị cắt khúc, không thể hiện trọn vẹn chương trình dạy học này.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cho biết, hiện mạng xã hội đang xôn xao những vấn đề phản ánh chưa đúng sự thật. “Nếu xem hết 1 tiết học của các em thì phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về chương trình này. Phương pháp dạy này là xâu chuỗi nhiều hoạt động. Các đoạn clip trên mạng chỉ cắt 1 đoạn, chỉ là một hoạt động trong 4 hoạt động của chương trình dạy nên xem rất bất hợp lý”, ông Hùng cho biết.

Theo đó, ông Hùng nhắn nhủ: “Trong quá trình triển khai, các cơ quan nên bình tĩnh. Phụ huynh học sinh có thắc mắc thì gặp nhà trường, cô giáo hay những phụ huynh có con em đã học theo chương trình này xem kết quả như thế nào. Đặc biệt, phải nhìn vào thực tế để xem xét, đánh giá”.

Người trong cuộc nói gì?

Để hiểu chương trình này đi vào thực tế giảng dạy như thế nào ở các trường, chúng tôi đã đến tìm hiểu tại Trường Tiểu học Ngô Quyền - một trong những trường điểm của TP Cần Thơ.

Cô Đinh Thị Thảo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền cho biết, trường đã áp dụng chương trình này từ năm học 2016 – 2017 và đã thực hiện đại trà trong 2 năm học. “Khi chuẩn bị đưa vào áp dụng, trường đã nghiên cứu, tham khảo rất kỹ ở các trường bạn và chuẩn bị rất kỹ công tác tập huấn chuyên sâu cho giáo viên”. 

Đồng thời, cô Thảo còn cho biết, có rất nhiều phụ huynh thắc mắc về chương trình này lên gặp nhà trường và giáo viên hỏi và đã được hướng dẫn và giải thích thỏa đáng, vui vẻ ra về. Theo cô Thảo, “hiện nay, đa phần mọi người đang lầm tưởng giữa chương trình Tiếng Việt 1 CNGD là cải cách tiếng Việt nên họ mới hoang mang, lo sợ”. Vì vậy, cần phải giải thích để phụ huynh hiểu rõ mọi việc thắc mắc, hiểu sai để không đưa trẻ vào rối rắm, hoang mang. Ngoài ra, cô Thảo còn khẳng định: “Nhà trường đảm bảo chất lượng đầu ra của học sinh lớp Một”.

Cô Trầm Thị Khánh Ly (GV Trường Tiểu học Ngô Quyền) cho biết, những đoạn clip lan truyền trên mạng về việc chỉ tay vào ô vuông để đọc chỉ là 1 việc trong 4 việc của phần dạy “Tách lời thành từng tiếng”. “Mục tiêu của bài tiếng là giúp các em nhận biết từ các câu thơ, câu ca dao của tiếng Việt có thể tách từng tiếng đơn rời nhau. Sau phần tiếng mới được tìm hiểu cấu trúc ngữ âm, vần, luật chính tả, nguyên âm đôi và phần cuối là luyện tập tổng hợp”, cô Ly nói đồng thời khẳng định, “những mô hình vuông, tròn, tam giác không phải âm hay chữ trong tài liệu CNGD mà chỉ mang tính mô tả cho 1 tiếng phát ra từ lời nói”.

Cô Trầm Thị Khánh Ly (GV Trường Tiểu học Ngô Quyền) giải thích cụ thể về quy trình 4 việc trong phần dạy “Tiếng”
Cô Trầm Thị Khánh Ly (GV Trường Tiểu học Ngô Quyền) giải thích cụ thể về quy trình 4 việc trong phần dạy “Tiếng”

Nói về vấn đề dư luận trên mạng xã hội, cô Ly cho rằng, ông bố trong đoạn clip yêu cầu quá cao ở con mình vì 2 tuần đầu vào học bé chưa tiếp cận chữ cái, chỉ nhận thức lời ca này được tách ra thành nhiều tiếng như vậy thôi chứ không phải đã đọc được những tiếng này.

“Ví dụ câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” các bé cũng có thể chỉ tay vào mô hình đọc lại 2 câu ca dao đó, chứ không phải bắt buộc chỉ tay vào mô hình này chỉ đọc được bài “Tháp Mười đẹp nhất bông sen…” này thôi đâu”, cô Ly Khẳng định

Theo cô Nguyễn Thị Hạnh Phúc (GV Trường Tiểu học Ngô Quyền), Tiếng Việt CNGD có nhiều ưu điểm. Nó giúp học sinh đọc thông viết thạo, nắm chắc luật chính tả và học sinh sẽ nắm chắc được ngữ âm tiếng Việt. Cách đánh vần theo cơ chế 2 bước và đọc theo 4 mức độ sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. Ngoài ra, các thao tác bằng tay sẽ giúp học sinh phát triển được kỹ năng hình thể.

Ở góc độ phụ huynh, chị Quách Huệ Phương (Phụ huynh Trường Tiểu học Ngô Quyền) cho biết, “lúc đầu nghe chương trình mới tôi cũng lo nhưng tôi mạnh dạn cho con tôi học. Về nhà, thường kiểm tra việc học của con và nhận thấy cháu học thông viết thạo, chữ viết rõ ràng sạch đẹp”.

Phụ huynh Nguyễn Hoàng Phương (Trường Tiểu học Lê Qúy Đôn – Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho biết, năm trước con anh học chương trình này anh hơi lo lắng nhưng thấy cháu đọc được, viết được nên anh cũng yên tâm.

Quy trình 4 việc dạy “Tách lời ra thành từng tiếng” của chương trình Tiếng Việt CNGD

Cô Trầm Thị Khánh Ly (GV Trường Tiểu học Ngô Quyền) cho biết, phần “Tách lời ra thành từng tiếng” giáo viên dạy theo quy trình 4 việc:

Đầu tiên, giáo viên cho một câu thơ, một câu ca dao nào đó rồi hướng dẫn các em học thuộc lòng theo 4 mức độ: To, nhỏ nhẩm, thầm để các em khắc sâu hơn lời nói để tiện tách ra thành từng tiếng rời nhau.

Việc 2 là cho học sinh dùng vật thật để thay thế từng tiếng trong lời nói. Sau đó, hướng dẫn học sinh vẽ mô hình (vuông, tròn, tam giác). Sau đó, các em sẽ vẽ lại theo lời giáo viên hướng dẫn. 

Việc 3 là ôn tập đọc lại lời đã được tách ra từng tiếng rời bằng cách chỉ tay vào các mô hình.

Việc 4 là các em học cách ghi mô hình thay thế cho tiếng. Vẽ mô hình trên bảng con. Sau đó, giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh câu thơ, câu nói nào đó để học sinh vẽ các mô hình tương ứng từng tiếng, lời nói.

Đọc thêm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.