NSƯT Thanh Ngoan: Lúc trước đào hoa, hiện giờ... vẫn thế!

Cô “đào lệch” danh tiếng - Nghệ sĩ ưu tú Thanh Ngoan của làng chèo Việt Nam dường như trẻ trung và vui vẻ hơn nhiều trong một gia đình mới hạnh phúc. Và khi nhắc đến chiếu chèo, chị vẫn như một kẻ đang “say tình”, nói mãi về “người yêu” mà không biết chán

Cô “đào lệch” danh tiếng - Nghệ sĩ ưu tú Thanh Ngoan của làng chèo Việt Nam dường như trẻ trung và vui vẻ hơn nhiều trong một gia đình mới hạnh phúc. Và khi nhắc đến chiếu chèo, chị vẫn như một kẻ đang “say tình”, nói mãi về “người yêu” mà không biết chán.

“Tôi không đanh đá, chua ngoa”

tn


Công chúng mê mẩn và nhớ tới Thanh Ngoan bằng những vai đào lẳng, đào lệch, cứ như thể chị sinh ra để dành cho những vai diễn đanh đá, chua ngoa, quỷ quyệt trên chiếu chèo. Những tính cách lạ lùng và số phận oái oăm của các nhân vật có ảnh hưởng gì đến con người chị không?


 Các vai diễn có ảnh hưởng đến cách đối thoại, cách nói chuyện ngoài đời của tôi. Nhưng tôi là người có học thức, có hiểu biết, không thể đanh đá, chua ngoa như trên sân khấu được. Hơn nữa, tôi là nghệ sĩ chuyên nghiệp, tôi đã tham gia rất nhiều vai diễn, nếu cứ nói theo kiểu vận vào mình thì tôi đã trở thành... dở hơi! (Cười lớn).
 
Ở vở nào, vai nào, Thanh Ngoan cũng diễn hết mình, nhưng đâu là vai diễn để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong sự nghiệp của chị?


-Với vai chủ quán Hồng Châu trong vở “Hồ Xuân Hương”, Thanh Ngoan là người đầu tiên đưa ca trù vào Chèo và dành Huy chương vàng trong Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1988. Cho đến bây giờ, đó vẫn là vai diễn để đời của tôi.  Tôi cũng tâm đắc với quyết định pha chút hài hước vào các nhân vật và thể hiện sự chiêm nghiêm cuộc đời mình qua vai Phương trong “Nỗi đau tình mẹ” hay vợ Cả Dọc trong Vợ chồng Cả Dọc. Hoạn Thư hay Đào Huế cũng là những vai diễn rất đáng nhớ.

Mọi người sẽ nhìn lại...


Trong khoảng thời gian hơn mười năm trở lại đây, khán giả có vẻ không mặn mà với Chèo, chị nghĩ gì về điều này?


Đó là quy luật. Chèo là loại hình nghệ thuật thuần Việt. Trước đây, để xem được một đêm biểu diễn văn nghệ hay chèo không dễ dàng gì. Do đó, khán giả biết quí trọng món đặc sản tinh thần này. Nay đã là thời đại mở cửa, các nền văn hóa ồ ạt tràn vào, công nghệ thông tin bùng nổ, chỉ cần một cú click chuột đã có thể tiếp cận được với biết bao loại hình nghệ thuật khác nhau, chèo không thịnh vượng nữa là điều đương nhiên. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nói với tôi là khi nhắm mắt và lắng nghe chèo, họ cảm nhận một cuộc sống yên ả, thanh bình. Rồi đây người Việt sẽ nhìn lại và yêu quí vốn chèo cổ.

 Theo Thanh Ngoan thì vì sao đa phần khán giả trẻ hiện nay không thích Chèo?


 Khán giả trẻ quan niệm chèo là già, là chậm chập, í ới, không thể bắt kịp với nhịp sống hiện đại sôi động, gấp gáp. Nhưng chèo mà bỏ đi những ngân nga ư hự thì không còn là chèo nữa. Phần lớn bạn trẻ không đủ kiên nhẫn để lắng nghe chèo. Chính vì không nghe, không hiểu nên không yêu, không say. Tuổi trung niên toan về già, con người ta bắt đầu nhớ về cội, có nhiều thời gian nhàn rỗi, nhiều điều kiện để tiếp cận nghệ thuật chèo nên lẽ đương nhiên chèo cuốn hút họ.

“... tôi cũng đào hoa lắm”

tn

 Những người phụ nữ nổi tiếng hay than phiền (hoặc giả vờ than phiền rằng) đôi lúc họ thấy mệt mỏi vì sự hâm mộ của khán giả nam giới. Thanh Ngoan thì sao?

-Thời trẻ tôi cũng đào hoa lắm, đến giờ vẫn có nhiều người yêu quí. Cái quan trọng nhất tôi biết là mình cần gì, phân biệt quí đến đâu và dừng lại ở đâu. Có lẽ cũng chẳng có ai cứ mãi đem tình cảm đơn phương cho một người mà họ biết là không có hy vọng.


Chồng tôi thừa biết là nếu tôi không phải là người phụ nữ cuốn hút thì anh đã không yêu tôi. Anh đến với tôi cũng bởi bị cuốn hút, bị chìm đắm vào trong đó. Anh ấy biết rằng, tôi không cố tình cuốn hút người khác mà là “hữu xạ tự nhiên hương”. Quan trọng là chúng tôi có niềm tin tuyệt đối vào nhau.

Chị có định cho con theo học nghệ thuật chèo không?


Con trai tôi có năng khiếu chèo nhưng tôi chưa cho cháu học mà để cho cháu tự tư duy, định hướng, lựa chọn và quyết định. Hơn nữa, tất cả đều bắt nguồn từ cái nghiệp. Cái nghiệp của con làm ca sĩ, làm diễn viên hay thầy giáo... đều đã định sẵn. Nếu tôi có ép thì cũng không thành. Mọi thứ điều tùy thuộc vào duyên của con.

 Cảm ơn Thanh Ngoan, chúc chị luôn hạnh phúc trong cuộc sống!

Thu Hồng (Thực hiện)

“Tôi đang dựng sân khấu chèo cổ cho những khán giả yêu chèo và muốn nghiên cứu sâu về nó. Hàng tháng, tôi vẫn đứng ra tổ chức các chương trình quảng bá bộ môn nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo ở Cung văn hóa Học sinh - Sinh viên Hà Nội. Ngoài ra, tôi cũng dựng sân khấu hài chèo, giới thiệu hài chèo cổ và hài chèo mới để thu hút khán giả trẻ”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Mãn nhãn, ấn tượng chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

12 nhóm nhảy hội tụ chung kết bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024.
(PLVN) - Tối 30/4, các nhóm xuất sắc nhất trong và ngoài nước ở bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính có cuộc đối đầu đầy kịch tính ở vòng chung kết, đem lại những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất cho khán giả có mặt tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024
(PLVN) - Trước sức nóng của hơn 20 nghìn khán giả tại Quảng trường Lâm Viên, 18 đội thi của Bảng phong trào mở rộng Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã cho khán giả và ban giám khảo thấy được sự đầu tư chỉn chu từ biên đạo, âm nhạc, trang phục.

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).
(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...