Tăng sở hữu của nhà đầu tư ngoại: Các hãng bay Việt được gì ngoài vốn?

Jetstar là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam  có 30% cổ phần của Tập đoàn Qantas (Úc)
Jetstar là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam có 30% cổ phần của Tập đoàn Qantas (Úc)
(PLO) - Chuyên gia kinh tế hàng không - TS.Lương Hoài Nam khẳng định với PLVN, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này không chỉ mang theo tiền mà còn cả kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ, mạng lưới, giá trị thương hiệu cho các hãng bay Việt .

Quay lại quy định cũ

Theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP? nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nâng mức chủ sở hữu vốn điều lệ tại các hãng hàng không Việt  từ 30% lên 49%.

Cụ thể, theo dự thảo, với hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải có ít nhất một cá nhân Việt  hoặc một pháp nhân Việt  giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt  có vốn đầu tư nước ngoài giữ phần vốn điều lệ lớn nhất thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân đó.

Về mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không, dự thảo quy định hãng hàng không khai thác đến 10 máy bay có mức vốn 700 tỷ đồng. Hiện tại, quy định hãng khai thác đến 10 máy bay có khai thác vận chuyển quốc tế có vốn tối thiểu 700 tỷ đồng, còn hãng chỉ khai thác vận chuyển nội địa cần tối thiểu 300 tỷ đồng.

Theo quy định hiện hành, hãng hàng không khai thác từ 11 đến 30 máy bay có khai thác vận chuyển quốc tế phải có vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng, chỉ khai thác vận chuyển nội địa có vốn tối thiếu 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, Dự thảo mới quy định chung hãng hàng không khai thác từ 11 đến 30 máy bay cần 1.000 tỷ đồng vốn tối thiểu, còn hãng hàng không khai thác trên 30 máy bay phải có vốn tối thiểu 1.300 tỷ đồng.

Trao đổi với PLVN về việc thay đổi tỷ lệ nắm vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại các hãng hàng không trong nước, TS kinh tế hàng không Lương Hoài Nam cho biết, Luật Hàng không trước đây đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tối đa 49% cổ phần tại các hãng hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó, Luật Hàng không mới lại điều chỉnh xuống 30%. Các nước khu vực xung quanh Việt Nam , từ lâu đã cho nhà đầu tư ngoại nắm giữ tối đa 49%.

Theo ông Nam, việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đến 49% vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng, giúp lĩnh vực hàng không Việt Nam hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư thế giới.

Sau Qantas, ANA Holdings  là ai? 

TS Lương Hoài Nam  phân tích, tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài là đầu tư vào thì không chỉ mang tiền mà còn đem đến kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ, mạng lưới, giá trị thương hiệu. Tức là mang đến những giá trị vô hình, ngoài đồng tiền. “Do đó, khi đầu tư, họ mong muốn được tham gia ở mức tối đa để phát huy hết các giá trị của họ, cũng từ đó để sinh lời”, lời ông Nam.

Theo vị TS kinh tế hàng không này, việc sửa đổi này dù là quay trở lại luật cũ, nhưng trong bối cảnh mới, thị trường hàng không đã khác trước thì vẫn rất đáng hoan nghênh, cần thiết. Khi nhà đầu tư ngoại đầu tư mạnh hơn đến lĩnh vực hàng không của Việt Nam thì người tiêu dùng, khách hàng của các hãng bay cũng là những người được hưởng lợi, bởi nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang đến Việt Nam những dịch vụ mà DN Việt Nam còn thiếu, chưa được phát triển. Từ đó, theo ông, tính cạnh tranh thị trường hàng không sẽ cao hơn, cuối cùng người sử dụng dịch vụ sẽ được hưởng lợi.

Đang có một số nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào hàng không Việt , đó là Jetstar Pacific (30% từ Qantas - Úc) và Vietnam Airlines. Trước đây, nhà đầu tư Úc từng muốn tăng từ 30% lên đến 49%, nhưng theo quan điểm về quản lý hồi đó chưa ủng hộ  việc này. Tiếp đó, ANA Holdings – tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản đã nắm giữ hơn 8% cổ phần của Vietnam Airlines. Gần đây, một nhà đầu tư nước ngoài khác có ý định đầu tư vào Hãng hàng không Hải Âu

 “Chắc chắn việc tăng từ 30% lên 49% sẽ làm thị trường hàng không Việt  sôi động hơn, với sự vào cuộc của nhiều nhà đầu tư ngoại. Luật sửa như vậy sẽ tốt cho ngành hàng không và người tiêu dùng”, ông  nói.

Trong khi trả lời PLVN, ông Võ Huy Cường - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay, hiện tại việc sửa đổi Nghị định 92 theo hướng cắt giảm các điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đang trong giai đoạn dự thảo nên lãnh đạo Cục chưa thể bình luận. 

Những giá trị vô hình ngoài tiền

“TS Lương Hoài Nam  (ảnh bên) phân tích, tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài là đầu tư vào thì không chỉ mang tiền mà còn đem đến kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ, mạng lưới, giá trị thương hiệu. Tức là mang đến những giá trị vô hình, ngoài đồng tiền. “Do đó, khi đầu tư, họ mong muốn được tham gia ở mức tối đa để phát huy hết các giá trị của họ, cũng từ đó để sinh lời”, lời ông Nam”

Tin cùng chuyên mục

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Đọc thêm

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.