Hôm nay, EU bắt đầu kiểm tra việc khắc phục “thẻ vàng”: Việt Nam đã chuẩn bị gì?

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, xã hội, hy vọng Việt Nam sớm thoát “Thẻ vàng” của EC. (Ảnh minh họa)
Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, xã hội, hy vọng Việt Nam sớm thoát “Thẻ vàng” của EC. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Hôm qua (14/5), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc quan trọng với Tổng cục Thủy sản nhằm đánh giá các kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong việc khắc phục “thẻ vàng” trước thềm chuyến kiểm tra của đoàn Ủy ban châu Âu (EC) tại Việt Nam.

Nỗ lực để thoát “thẻ vàng”

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, ngày 15 đến 22/5 đoàn của EU sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực tế tại một số tỉnh, làm việc với Bộ NN&PTNT và một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. 

Sau đó, Đoàn sẽ làm việc với Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản. Cuối cùng Đoàn sẽ tổng hợp các kết quả đã làm việc tại Việt Nam và báo cáo với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Để phục vụ cho việc đoàn kiểm tra của EU sang Việt Nam, Tổng cục Thuỷ sản đã thành lập Văn phòng về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); trong đó, có đầy đủ các tài liệu liên quan phục vụ cho buổi làm việc với EU. 

Liên quan đến những giải pháp mà Bộ NN&PTNT đã và đang triển khai để xóa “thẻ vàng” của EC áp dụng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam, Tổng cục Thủy sản cho biết: Với nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, Luật Thủy sản (sửa đổi) vừa được ban hành đã tiếp thu tối đa các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). 

Cùng với thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngành Nông nghiệp cũng đã ban hành các văn bản đề nghị các Bộ, ngành liên quan phối hợp với các địa phương ven biển về việc xử lý tàu cá đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài. 

Bộ NN&PTNT cũng thường xuyên chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư tăng cường tuần tra, giám sát ở các vùng biển; cập nhật và công bố hàng tháng danh sách những tàu cá đánh bắt bất hợp pháp trên trang thông tin điện tử của TCTS qua đó nâng cao trách nhiệm của các địa phương về quản lý tàu cá vi phạm; tăng cường hợp tác với các quốc gia – vùng biển mà các tàu cá hay vi phạm.  

Như trước đó, Báo PLVN đã thông tin, ngày 23/10/2017 Uỷ ban châu Âu (EC) đã rút “thẻ vàng” đối với thuỷ sản khai thác của Việt Nam và đưa ra 9 khuyến nghị mà Việt Nam cần khắc phục trong thời gian 6 tháng (đến ngày 23/4/2018). Sau thời hạn đó, EC sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá việc khắc phục 9 khuyến nghị và xem xét gỡ “thẻ vàng” cho thuỷ sản Việt Nam.

“Chúng ta không có gì phải giấu diếm”

Về những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong việc khắc phục “thẻ vàng” của EC, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, đến nay, Việt Nam đã hoàn thiện từng bước khuôn khổ 9 khuyến nghị mà EC đưa ra để đảm bảo nghề cá trách nhiệm, bền vững. Các nội dung được đề cập trong 9 khuyến nghị đã được đưa vào Luật Thuỷ sản mà Quốc hội đã thông qua. Theo Bộ trưởng Cường, đây là bước tiến bộ lớn mà Việt Nam đã làm được thời gian qua để chúng ta khẳng định với EC và tiến tới nghề cá bền vững, có trách nhiệm, nâng cao thu nhập của ngư dân. 

“Quan điểm của Bộ là các đơn vị thuộc Bộ khi làm việc với EU trên tinh thần trách nhiệm cao nhất, minh bạch nhất và công khai nhất; phải nói rõ những vấn đề đã làm được để EU có thể kiểm chứng. Chúng ta không có gì phải giấu giếm lúc này, cái gì làm được để phải họ ghi nhận, cái gì còn bất cập cần chỉ ra để thời gian tới khắc phục”- Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.  

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT khẳng định, với kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, những vấn đề gì cần cố gắng, để thời gian tới có chương trình hành động quyết liệt, sớm xây dựng được một ngành nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững, hội nhập.  

Về việc quản lý, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, cần sớm đánh giá lại cơ sở vật chất phục vụ phát triển nghề cá bền vững như: bến cảng, cảng cá, khu neo đậu, thiết chế hạ tầng… để có kiến nghị với Chính phủ. Trong giai đoạn tới phải đầu tư bài bản, căn cơ để xây dựng nghề cá trách nhiệm, hiệu quả. Rà soát lại việc áp dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thông tin… quản lý tàu thuyền, ngư trường để tập trung phát triển trong thời gian tới, đảm bảo phát triển nghề cá hiện đại. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu Tổng cục Thuỷ sản phải kiên trì, quyết liệt, theo dõi thường xuyên, cập nhật mọi hoạt động từ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ cho đến các tỉnh, hoạt động của ngành hàng và hoạt động của ngư dân. Từ đó, làm cơ sở phục vụ cho sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tiến tới mục tiêu EC sẽ sớm gỡ “thẻ vàng” cho thuỷ sản Việt Nam. 

Đọc thêm

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…