Chúc mừng 1.000 em bé chào đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm

Đại diện cho 1000 em bé chào đời bằng phương pháp TTTON tại buổi lễ kỷ niệm
Đại diện cho 1000 em bé chào đời bằng phương pháp TTTON tại buổi lễ kỷ niệm
(PLO) - Sáng 4/11, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức kỷ niệm 10 năm triển khai thành công kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và chúc mừng 1000 em bé chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON).

Tham dự lễ kỷ niệm có GS.TS Lê Quang Cường -Thứ trưởng Bộ Y tế, TS. Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, đại diện lãnh đạo tỉnh và bệnh viện Trung ương Huế.

Mặc dù kỹ thuật TTTON ở nước ta đã được thực hiện từ năm 1997, nhưng thời điểm đó các trung tâm TTTON chỉ nằm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trước nhu cầu điều trị vô sinh- hiếm muộn ngày càng gia tăng của bệnh nhân tại khu vực miền Trung, bệnh viện Trung ương Huế đã nỗ lực quyết tâm chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân sự để mang kỹ thuật TTTON về bệnh viện Trung ương Huế.

Vào tháng 11/2007, bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai thành công kỹ thuật TTTON dưới sự chuyển giao kỹ thuật của các chuyên gia từ Hà Nội Tiết Sinh Sản và vô sinh thành phố Hồ Chí Minh (HOSREM). Đến tháng 9/2009, bệnh viện Trung ương Huế chào đón 100 em bé chào đời bằng phương pháp TTTON.

Đến nay, khoa hỗ trơ sinh sản đã thực hiện được hầu hết các kỹ thuật trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, bao gồm tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng phẫu tích từ tinh hoàn, mào tinh (MESA-ICSI, TESA-ICSI), trữ lạnh phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa, chuyển phôi trữ, hỗ trợ phôi thoát màng, ngân hàng tinh trùng…

Khoa hỗ trợ sinh sản cũng đã thực hiện 7 trường hợp mang thai hộ, trong đó có 5 trường hợp có thai và 3 em bé ra đời khỏe mạnh. Khoa hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba cơ sở đầu tiên được Bộ Y tế tín nhiệm cho phép thí điểm thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm - Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS Lê Quang Cường phát biểu tại buổi lễ

Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS Lê Quang Cường phát biểu tại buổi lễ

Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Lê Quang Cường đánh giá cao những kết quả mà bệnh viện đã đạt được. Thứ trưởng nhấn mạnh: “Dù nguồn nhân lực mỏng với 15 nhân viên nhưng khoa vẫn đảm bảo thực hiện 400-500 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm/năm, với tỷ lệ có thai ổn định là 35-40%. Sau 10 năm đã có 1000 em bé ra đời bằng phương pháp TTTON tại bệnh viện Trung ương Huế”.

Với sự phối hợp đồng bộ và sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo bệnh viên Trung ương Huế, kỹ thuật TTTON – mang thai hộ đã thực hiện thành công, đầy tính nhân văn và tránh được hiện tượng thương mại hóa.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Như Hiệp - Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật trong nhiều năm qua của nhóm chuyên gia đến từ Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP. HCM. Trong tương lai, khoa hỗ trợ sinh sản sẽ cập nhật và áp dụng nhiều kỹ thuật khoa học mới, mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho các cặp vợ chồng vô sinh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.