Giải quyết cảnh “được mùa mất giá”: Bắt đầu từ chất lượng và “đầu ra” cho nông sản

Tìm “đầu ra”  ổn định cho nông sản sẽ giúp người nông dân nỗ lực hơn với đồng ruộng.
Tìm “đầu ra” ổn định cho nông sản sẽ giúp người nông dân nỗ lực hơn với đồng ruộng.
(PLO) - Cùng với công nghiệp khai khoáng, nông nghiệp là trụ cột quyết định đến mức độ tăng trưởng GDP. Với mục tiêu GDP 2017 đạt 6,7%, mức tăng trưởng “nhẹ nhưng chưa bền vững” của nền nông nghiệp rất cần những giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ để đạt được kỳ vọng là động lực thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện biến đổi khí hậu và cạnh tranh khốc liệt.

Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp không chỉ đáp ứng cho nhu cầu về lương thực, về thực phẩm trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn xuất khẩu. Mặc dù có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng mô hình tăng trưởng nông nghiệp hiện nay đang bộc lộ nhiều điều đáng lo ngại về chất lượng, giá trị của hàng nông sản khi “đầu ra” cho nông sản vẫn bấp bênh. 

“Hát mãi bài ca không được cấp phép”

Đó là cách ví von của ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) về điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn lặp lại hàng năm và ngày càng mở rộng đến nhiều loại nông sản. Nếu như trước đây tình trạng dư cung, rớt giá chủ yếu đối với gạo, cá tra, một số loại lương thực, dưa hấu… thì nay đã “bao phủ” đến cả sản phẩm chăn nuôi như lợn, trứng gia cầm, rồi tỏi, hành tím, hồ tiêu, điều, thanh long, chuối, cà chua… càng  khiến người nông dân thấy bất an, không thiết tha với nghề nông. ĐB Nguyễn Sỹ Cương còn lo ngại “tới đây danh sách nông sản ế thừa chắc còn kéo dài nữa. Hiện nay chúng ta đang chứng kiến nỗi đau của người chăn nuôi khi “thịt lợn rẻ như khoai lang, nhai nát sổ đỏ”…

Còn ĐB Nguyễn Quốc Hận bức xúc: “Quá nhiều bài học về khủng hoảng thừa các sản phẩm từ nông nghiệp nào tiêu, điều, chuối, thanh long, dưa hấu, nay đến heo hơi, sắp tới không biết đến loại nào nữa đây. Tôi cho rằng với nền kinh tế thị trường thì giá cả phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi quy luật cung - cầu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự quản lý của Nhà nước ở đâu, chúng ta đã có các cơ quan quản lý nhà nước ở các lĩnh vực, tại sao lại để vấn đề này diễn ra hết năm này đến năm khác, hết loại này đến loại khác, làm thiệt hại cho sản xuất trong nước, làm cho đời sống nông dân vốn dĩ đã khó khăn lại càng khó khăn. Tôi đề nghị Chính phủ phải phân tích rõ nguyên nhân, có xem xét trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan”.

Năm 2016, khu vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng thiên tai, sự cố môi trường đã có mức độ tăng trưởng giảm sút mạnh khiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 chỉ đạt 6,21%, thấp so với kế hoạch 6,7%. Đầu năm 2017, tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp cũng chưa đạt kỳ vọng, nhất là liên tiếp có những cuộc kêu gọi “giải cứu” nông sản chủ yếu do thiếu quy hoạch trong sản xuất, dẫn đến sản lượng cao, nguồn cung dư thừa nhưng không có đầu ra ổn định. 

Tình trạng trên có phần do đa số bà con nông dân sản xuất quy mô nhỏ lẻ, tự phát theo tâm lý “người ta làm được thì mình làm” trong khi công nghiệp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch của nước ta còn nhiều hạn chế dẫn đến giá trị nông sản thấp, thu nhập của một bộ phận nông dân chủ yếu vẫn là “lấy công làm lãi”. Người nông dân chỉ biết sản xuất nên thường xuyên chịu cảnh bị ép giá, thậm chí khi thương lái “bỏ rơi” thì chỉ còn biết “khóc ròng bên đồng ruộng và những nông sản chín rũ mà không buồn thu hoạch”. 

Tìm “đầu ra” cho nông sản để không còn  những cuộc “giải cứu”

Để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững trong thời gian tới, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp là việc cần làm liên tục. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến quy hoạch nông sản theo từng vùng, miền, mùa vụ, tập trung vào những loại nông sản có khả năng tạo nên thương hiệu của nền nông nghiệp Việt nhờ những ưu thế tự nhiên. Khuyến khích doanh nghiệp “đổ tiền” vào lĩnh vực nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân để dần chuyên nghiệp hóa chuỗi sản xuất nông nghiệp… Đồng thời cần có những quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch sản xuất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu cho từng vùng miền. Trên cơ sở quy hoạch tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông, phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân nhằm rút ngắn quãng đường từ khu sản xuất đến nơi tiêu thụ. 

Theo thống kê chưa đầy đủ của Ngân hàng Nhà nước, thiệt hại ước tính riêng cho khu vực chăn nuôi thời gian qua là không nhỏ, dư nợ cho vay chăn nuôi lợn là 32.492 tỷ chưa kể cho vay sản xuất thức ăn chăn nuôi 12.721 tỷ, cho vay sản xuất thuốc thú y là 485,4 tỷ. Nguy cơ số dư nợ trên trở thành nợ xấu đã đành, điều đáng quan tâm hơn là có hàng triệu người chăn nuôi trên cả nước, kể cả người đi vay ngân hàng và người tự bỏ vốn ra chăn nuôi rơi vào cảnh vỡ nợ, phá sản là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Phân tích tình trạng trên, ĐB Nguyễn Sỹ Cương mong muốn “việc lo đầu ra cho nông nghiệp cần được xem xét một cách nghiêm túc vì phát triển sản xuất mà không có đầu ra thì sản xuất để làm gì”.

Ngoài ra, nhìn từ thực tế hoạt động nông nghiệp ở Tây Nguyên trước thách thức của biển đổi khí hậu, nhất là hạn hán nghiêm trọng và đồng hành là mất rừng, suy giảm rừng, ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) đề nghị Nhà nước tiếp tục đầu tư, khuyến khích đầu tư đồng bộ các chương trình thủy lợi, hồ chứa nước, khắc phục tình trạng các công trình thủy lợi hàng trăm tỷ, sau khi hoàn thành công trình đầu mối nhưng chậm phát huy hiệu quả do tỉnh, huyện khó khăn không bố trí được vốn, xây dựng các tuyến kênh phụ và kênh nội đồng để “đưa được nước về cho đồng ruộng”… 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc đua AI tại Trung Quốc đang mở rộng mạnh mẽ, không chỉ dừng lại ở DeepSeek mà còn có Zhipu AI và nhiều công ty khác. (Ảnh: SCMP)

Khoa học công nghệ đang thay đổi thế giới

(PLVN) - Những năm gần đây, sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã định hình lại cách con người tương tác với công nghệ và thế giới xung quanh. Hai trong số những phát triển nổi bật nhất là ChatGPT của OpenAI và DeepSeek, một startup AI đến từ Trung Quốc. Cả hai mô hình AI này đều minh chứng cho sức mạnh của khoa học và công nghệ trong việc định hình thế giới - một kỷ nguyên mới, nơi AI không chỉ hỗ trợ mà còn thay đổi cách sống và làm việc.

Đọc thêm

Xe lưỡng cư tự hành có thể di chuyển trên cả đường bộ và đường thủy

Chiếc xe tự hành có thể di chuyển trên cả đường bộ và đường thủy. (Ảnh: Design Boom)
(PLVN) - Nhà thiết kế Bernardo Pereira vừa giới thiệu phiên bản cải tiến của Crosser, mẫu xe tự hành lưỡng cư có thể di chuyển linh hoạt cả trên đường bộ lẫn đường thủy. Ý tưởng này ra đời nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đô thị, cho phép phương tiện dễ dàng chuyển từ đường bộ sang mặt nước khi cần thiết.

Mận Úc ra mắt người tiêu dùng Việt

Ông Jonathon Saw - Tham tán Thương mại thuộc Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện.
(PLVN) -  Mận Úc chính thức được giới thiệu đến người tiêu dùng ở 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sự kiện do Summerfruit Australia và Horticulture Innovation Australia (một tổ chức nghiên cứu và phát triển phi lợi nhuận, dành riêng cho ngành nông sản của Úc) tổ chức.

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu
(PLVN) - Nghề nuôi chim yến phát triển khá nhanh trong những năm qua tại Bạc Liêu, nhất là tại các khu vực nội thành phố, thị xã, thị trấn… Đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tiếng ồn từ âm thanh dẫn dụ chim yến đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ô nhiễm tiếng ồn và vệ sinh môi trường…

Các hãng xe Trung Quốc chạy đua tích hợp DeepSeek AI vào ô tô thông minh

Hình minh họa (Nguồn: DeepSeek )
(PLVN) - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố cốt lõi trong cuộc cách mạng xe thông minh tại Trung Quốc. Với hơn 20 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, mô hình AI DeepSeek đang được các hãng xe lớn của Trung Quốc gấp rút tích hợp để tạo ra những chiếc xe thực sự thông minh.

Giá vàng tăng mãi đến bao giờ?

Giá vàng tiếp tục lập đỉnh (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Giá vàng tiếp tục lập đỉnh mới khi thị trường thế giới bứt phá trên ngưỡng 2.900 USD/ounce, kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh. Vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt áp sát mức cao kỷ lục, phản ánh nhu cầu trú ẩn gia tăng trong bối cảnh bất ổn thương mại toàn cầu. Liệu đà tăng này sẽ còn kéo dài đến bao giờ?

Apple phát triển robot đèn bàn

Robot đèn của Apple có thể thể hiện niềm vui và nỗi buồn, thậm chí có thể nhảy một điệu nhỏ. (Ảnh: Apple)
(PLVN) - Lấy cảm hứng từ Luxo Jr., chiếc đèn bàn biểu tượng của Pixar, Apple vừa giới thiệu một nghiên cứu đột phá về cách làm cho robot trở nên biểu cảm hơn.

Chuyên gia cảnh báo 'khoảng trống' nhân lực an ninh mạng

Hội thảo An ninh Dữ liệu trên không gian mạng. (Ảnh trong bài: HHANMQG)
(PLVN) - Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng, đặc biệt khi có nhiều sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng dự kiến sẽ diễn ra trong năm. Các kỹ thuật tấn công mạng ngày càng tinh vi, vũ khí mạng được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng khả năng dò tìm, khai thác lỗ hổng…

Từ chuyện bát bún riêu 400.000 đồng - đừng 'đùa' với niêm yết giá

3 bát bún riêu của nhóm khách ăn lúc 1h mùng 1 Tết bị thu giá 1,2 triệu đồng (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, một trong những chủ đề dư luận quan tâm là câu chuyện “bát bún 400 ngàn đồng” tại Hà Nội. Theo đó, một quán bún đã có hơn 30 năm bán hàng nhưng không niêm yết giá, bị một khách “tố” trên mạng xã hội là lấy 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún, nghĩa là bát bún giá đến 400 ngàn đồng. Đó quả là một cái giá “mắc khủng khiếp”.