Yêu cầu xác minh, đánh giá các ca phản ứng nặng sau tiêm vaccine COVID-19

BS Phạm Thanh Hưng-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Pleiku kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện dã chiến tỉnh là người được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầu tiên tại tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy/SKĐS
BS Phạm Thanh Hưng-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Pleiku kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện dã chiến tỉnh là người được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầu tiên tại tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy/SKĐS
(PLVN) - Bộ Y tế yêu cầu 3 Sở Y tế khẩn trương xác minh thông tin, lập hội đồng đánh giá tai biến vaccine sau tiêm chủng, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm và triển khai các hoạt động theo quy định.
Sau khi nhận được một số thông tin về các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vaccine COVID-19 tại TP HCM, Hải Phòng và Gia Lai, Bộ Y tế có công điện gửi Giám đốc các Sở Y tế TP HCM, Hải Phòng và Gia Lai báo cáo về việc điều tra, đánh giá, kết luận nguyên nhân trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine COVID-19.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu 3 Sở Y tế khẩn trương xác minh thông tin, lập hội đồng đánh giá tai biến vaccine sau tiêm chủng, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm và triển khai các hoạt động theo quy định.

Được biết, hiện nay, các trường hợp này sức khỏe đều đã ổn định.

12 trường hợp xuất hiện phản ứng phản vệ nặng

Chiều 12/3, báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trong số gần 1.600 người được tiêm vaccine, có 410 người phản ứng thông thường (chiếm 26%); 11 trường hợp có phản ứng sau tiêm ở mức độ 2-3 như nổi mày đay, ngứa, phù mạch tại chỗ tiêm, khó thở (có tiền sử hen phế quản) (chiếm 0,7%).

Cụ thể, tại điểm tiêm của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM (6 người), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Phòng (4 người), Bệnh viện dã chiến Gia Lai (1 người)… Tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm này đều có sức khỏe ổn định trong vòng 1 ngày.

Ngoài ra, theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia, trong ngày 12/3, ghi nhận thêm 1 trường hợp phản ứng chẩn đoán phản vệ độ 2 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2. Trường hợp này xuất hiện triệu chứng 30 phút sau tiêm vaccine, đã được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng quy định, hiện tại đã ổn định.

Như vậy, đến nay đã ghi nhận tổng cộng 12 trường hợp xuất hiện phản ứng phản vệ nặng.

Về thông tin xảy ra một số phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine AstraZeneca ở một số nước châu Âu, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chiều 12/3 cũng cho biết lãnh đạo Bộ Y tế đã nghe báo cáo và phân tích của đơn vị triển khai Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia, các chuyên gia, nhà khoa học.

Theo đó, chưa tìm ra sự liên quan giữa nhưng sự cố nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine Astrazeneca, một số trường hợp đang tiếp tục nghiên cứu. Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của Astrazeneca.

Đảm bảo tiêm vaccine ngừa COVID-19 an toàn ở mức cao nhất

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế  cho biết, Bộ Y tế đang tích cực chỉ đạo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân trên tinh thần “hiệu quả, chặt chẽ, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất” trong tất cả các khâu khám, sàng lọc trước khi tiêm.

Theo đó, sau khi tiêm, người được tiêm được theo dõi sức khỏe sau tiêm 30 phút tại chỗ và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 1-2 ngày tiếp theo; khi có các dấu hiệu bất thường, đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Mỗi người tiêm sẽ được cấp một mã QR - theo mã số bảo hiểm y tế, sau đó liên thông với phần mềm hồ sơ sức khỏe để tiếp tục theo dõi và nhắc thời gian tiêm.

Tất cả những người tiêm sẽ được theo dõi sức khỏe liên tục và đánh giá tính sinh miễn dịch sau khi tiêm vaccine của Astrazeneca.

Theo Bộ Y tế, dự kiến, các đợt vaccine tiếp theo với tổng số 29,87 triệu liều sẽ về đến Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).

Ngoài ra, trong tháng 3 - 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm 5,657 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca. Trong đó, 4,177 triệu liều vaccine phòng Covid-19 do COVAX Facility hỗ trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cung ứng, 1,48 triệu liều vaccine của AstraZeneca do Bộ Y tế mua thông qua Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.