Yến huyết có thực sự tốt?

Từ lâu, yến sào (tổ yến) đã được biết đến như một món ăn bổ dưỡng quý hiếm. Trước đây, các món ăn chế từ yến sào chỉ dành cho vua chúa nhưng ngày nay đã trở nên đại trà hơn nhờ công nghệ nuôi và chế biến.

Phân tích thành phần của huyết yến và yến trắng cho thấy hàm lượng đạm và các khoáng chất nhìn chung không khác nhau. Phải chăng do quá hiếm gặp nên huyết yến trở nên quý giá hơn so với các loại tổ yến màu khác...

Từ lâu, yến sào (tổ yến) đã được biết đến như một món ăn bổ dưỡng quý hiếm. Trước đây, các món ăn chế từ yến sào chỉ dành cho vua chúa nhưng ngày nay đã trở nên đại trà hơn nhờ công nghệ nuôi và chế biến.
 
Yến sào chia làm 3 loại chính: huyết yến, hồng yến và bạch yến. Huyết yến là loại tổ yến có màu đỏ tươi, có giá cao nhất trong số các màu vì số lượng rất ít. Đứng thứ hai là hồng yến, thường có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà, màu càng đậm thì giá càng cao. Hồng yến giống như huyết yến về giá cả và sự hiếm hoi. Cả hai loại này chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới. Thông dụng nhất là bạch yến, chiếm 90% còn lại trên thị trường thế giới, mỗi năm thu hoạch 3-4 lần nên giá cả phải chăng.

Huyết yến có thực sự quý hơn các loại yến khác?

Cho đến nay, nguyên nhân tại sao tổ yến có màu khác nhau vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Theo những người dân nhiều đời sống bằng nghề bắt tổ yến ở các vùng Khánh Hòa - Nha Trang, Tuy Hòa – Phú Yên… những con chim yến già hoặc chim yến trong mùa thức ăn hiếm hoi vẫn miệt mài làm tổ trong lúc kiệt sức, máu từ mép rỉ ra quyện vào nước dãi để xây tổ khiến cho tổ có màu sắc đỏ hồng.

Bên cạnh đó, nhiều giả thuyết khác cho rằng tác động của nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của yến tạo ra. Ý kiến của một số nhà khoa hoạc lại cho rằng nếu con chim yến làm tổ trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá (chứa nhiều oxyde sắt)  thì sẽ có màu đỏ…

Theo đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, tổ yến còn dùng để chưng cách thủy với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu.

Theo tây y, yến sào nói chung rất giàu chất khoáng (kể cả khoáng vi lượng), glucosamin thiên nhiên (là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp) và hoàn toàn không chứa chất béo, nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hấp thụ. Thành phần chất đạm trong yến sào cũng rất cao: yến huyết Đà Nẵng (54,4%), yến huyết Nha Trang (56,9%), yến trắng Nha Trang (53,8 %), yến trắng Đà Nẵng (55%), yến trắng Quy Nhơn (54,4%), yến trắng Singapore (56,3%). Như vậy có thể thấy không có sự khác biệt lắm giữa yến huyết và yến trắng về thành phần đạm.

Nghiên cứu chi tiết hơn thành phần chất đạm, cho thấy yến sào không chứa các protein và axít alginic của rong tảo. Điều này chứng minh yến sào làm bằng nước miếng chim yến chứ không phải rong tảo. Yến sào cũng không chứa hồng cầu và các phức chất hem của huyết mà chứa rất nhiều sắt. Yến huyết vì vậy không phải do máu chim yến mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên.

Như vậy, việc giá cả của huyết yến đắt hơn nhiều lần so với yến trắng phải chăng chỉ là do nó quá hiếm nên thành quý vậy thôi.

Bao nhiêu người đã tốn tiền mua huyết yến nhuộm màu?

Yến sào đặc biệt được ưa chuộng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia… Trong các nhà hàng ở Hong Kong, một bát súp tổ yến có giá dao động từ 30-100 USD (khoảng hơn 600.000 đồng - 2 triệu đồng). Ở Việt Nam hiện có khá nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ yến sào với giá thành khác nhau. Riêng với yến huyết, giá cho 100 gr hiện được rao bán với giá khoảng trêm dưới 20 triệu đồng. Còn với bạch yến, sau khi chế biến thường có giá từ vào trăm ngàn đến vài triệu đồng mỗi hộp.

Mặc dù chưa thực sự chứng minh được giá trị vượt trội của huyết yến so với bạch yến nhưng vì sự đắt đỏ của nó, thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại huyết yến bị làm giả để trục lợi, đánh lừa người tiêu dùng.

Vài ngày trước, cơ quan chức năng Chiết Giang (Trung Quốc) đã phát hiện lượng nitrit vượt ngưỡng cho phép, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trên một số sản phẩm yến huyết nhập khẩu từ Malaysia. Ông Su Zhi Xiong, Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp khai thác tổ yến tại Perak Malaysia cho rằng một số cơ sở chăn nuôi yến ở nước này đã cố tình thêm hóa chất nitrite để tạo ra nhiều huyết yến, nhằm bán được nhiều hơn để kiếm lời vì mặt hàng này luôn rất hút khách. Một số đại lý cũng thừa nhận hầu như tất cả tổ yến huyết trên thị trường là yến sào bình thường đã được nhuộm đỏ.

Trên thị trường Việt Nam hiện chưa phát hiện yến huyết bị làm giả đồng thời cũng có khá nhiều công ty, nhà sản xuất trong nước đưa các sản phẩm chế biến từ yến sào ra thị trường nên nếu lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Một số món ăn, bài thuốc quý từ yến sào

Món yến sào có thể ăn bất cứ giờ nào trong ngày, có thể sử dụng khi nóng, nguội, lạnh mà không có tác dụng xấu. Tốt nhất nên ăn yến sào vào lúc dạ dày trống rỗng, hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ, hoặc dùng 1 chén súp yến sào lúc sáng sớm.

Để làm thuốc hoặc làm món ăn, người ta ngâm tổ yến vào nước ấm trong hai giờ cho nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim nếu có, rồi rửa sạch, để ráo. Cho yến vào chưng cách thuỷ với gà ác, gà giò, bồ câu và gia vị hay các vị thuốc nói trên hoặc chưng với đường phèn để ăn.
Theo Báo Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.