Xúc động những bộ phim khắc họa chân dung Bác Hồ

Bộ phim “Vầng trăng thơ ấu” tái hiện cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn nhỏ. (Ảnh minh họa)
Bộ phim “Vầng trăng thơ ấu” tái hiện cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn nhỏ. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày tháng 5 này, người dân Việt Nam lại bồi hồi xúc động nhớ về vị Cha già của dân tộc - lãnh tụ vĩ đại của Nhân dân Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình tượng kinh điển, nguồn cảm hứng bất tận cho những người làm nghệ thuật nói chung, điện ảnh nói riêng. Trong đó, những bộ phim khắc họa chân dung Bác Hồ luôn để lại niềm xúc động sâu sắc trong lòng khán giả.

Tái hiện hình ảnh lãnh tụ trên màn ảnh

Đề tài về Bác là nguồn cảm hứng vô tận với những nhà làm phim. Năm 1990, vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo diễn Long Vân lần đầu tiên đưa câu chuyện về Người lên màn ảnh rộng. Đó là bộ phim truyện điện ảnh “Hẹn gặp lại Sài Gòn” dựa trên kịch bản của nhà văn Sơn Tùng, người rất nổi tiếng với các tác phẩm viết về Bác.

Sau đó, nhiều nhà biên kịch, đạo diễn bắt đầu tìm tòi thể hiện hình ảnh Bác với những lát cắt khác nhau như: “Hà Nội mùa đông năm 1946”, “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, “Nhìn ra biển cả”, “Nhà tiên tri”, “Thầu Chín ở Xiêm”, “Vượt qua bến Thượng Hải”…

Tháng 5 năm 2024, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024), bộ phim “Vầng trăng thơ ấu” (tác giả kịch bản: Đặng Thị Thanh Bình, đạo diễn Hồ Ngọc Xum) được khởi chiếu. Phim do Công ty Cổ phần phim Giải phóng sản xuất, lấy bối cảnh từ năm 1895 đến năm 1901 khi Bác Hồ (tên thời thơ ấu là Nguyễn Sinh Cung) cùng cha mẹ là ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm vào Huế lần đầu tiên.

Những bộ phim đã khắc họa chân thực, sinh động các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, cũng là những giai đoạn quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam. Các bộ phim tôn trọng lịch sử, xây dựng thành công và chân thực hình tượng Bác Hồ là một nhà cách mạng kiệt xuất, một nhân cách lớn nhưng rất gần gũi, giản dị. Hình ảnh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với những phẩm chất của một người hoạt động cách mạng chân chính khiến người xem dâng trào niềm cảm xúc.

Vinh dự và thử thách của nghệ sĩ

Thể hiện hình tượng Bác trong nhiều bộ phim khác nhau là các diễn viên: NSND Bùi Bài Bình, NSƯT Tiến Hợi, NSƯT Trần Lực, Minh Hải, Mạnh Trường, Minh Đức… Đối với người nghệ sĩ, việc được chọn đóng vai Bác không chỉ là vinh dự mà còn là thử thách để làm sao thể hiện được sự khao khát, tìm tòi học hỏi, khí chất, tinh thần yêu nước nồng nàn, toát lên trong ánh mắt của Người.

Trong số các diễn viên đã vào vai Bác Hồ, NSƯT Tiến Hợi là người để lại nhiều dấu ấn sâu đậm bởi ngoại hình, thần thái của nghệ sĩ khi nhập vai đã toát lên được vẻ đẹp tinh thần, hình ảnh, cốt cách của Bác khiến cho khán giả hài lòng. NSƯT Tiến Hợi từng chia sẻ, để vào vai Bác Hồ thành công, ngoài ưu thế về ngoại hình giống Bác, diễn viên còn tìm đọc các tài liệu lịch sử, sách báo về Bác. NSƯT cũng lắng nghe các băng ghi âm các bài nói chuyện của Bác để học giọng nói, cách nhả chữ cho thật chuẩn.

NSƯT Trần Lực cũng tâm sự: “Để thực hiện bộ phim, cả ê-kíp chúng tôi đứng trước thách thức cực kỳ to lớn, đó là làm phim về Bác phải chính xác, nghiêm túc, chân thật mà vẫn thu hút được người xem, phải thể hiện được tầm vóc to lớn của vị lãnh tụ vĩ đại. Trải qua nhiều tháng ròng tiếp cận tư liệu về Bác, tôi càng hiểu, càng kính yêu và cảm phục cốt cách của Nguyễn Ái Quốc, càng thấm dần hình ảnh Bác thời kỳ Người ở tuổi 40 và hình thành càng rõ nét nhân vật vĩ đại mà tôi được may mắn hóa thân vào”.

Diễn viên Minh Đức vào vai Bác Hồ trong bộ phim “Nhìn ra biển cả” kể về cuộc đời Bác Hồ thời còn đi học, khi ấy diễn viên mới 22 tuổi, đang là sinh viên Trường Sân khấu - Điện ảnh. Minh Đức cho hay: “Theo yêu cầu của đạo diễn, tôi phải hóa thân làm sao để thể hiện được Nguyễn Tất Thành là một thanh niên đặc biệt nhất trong số nhiều người yêu nước trẻ tuổi. Cái khó nhất của tôi là còn trẻ về tuổi đời, chưa có đủ trải nghiệm để vào một vai diễn lớn với nhiều trăn trở như vai Nguyễn Tất Thành. Tôi phải tìm đọc sách kể về Bác Hồ, nhất là những chi tiết nói về thời niên thiếu của Bác phải nhớ kỹ. Nhớ để hiểu về tư tưởng của Bác”.

Bằng tình cảm yêu kính dành cho Bác, bằng sự nỗ lực, tìm tòi của bản thân, các nghệ sĩ, diễn viên đã có được vai diễn ấn tượng, đem lại sự xúc động mạnh mẽ tới người xem.

Hình ảnh Bác trong các bộ phim rất đỗi gần gũi, thân quen, giản dị đời thường, khắc họa nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại khiến người xem cảm phục về cuộc đời của Bác - Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của Nhân dân - một tấm gương đạo đức và nhân cách cao đẹp. Tái hiện hình ảnh Người trên màn ảnh vừa là cách tri ân của thế hệ sau, vừa góp phần lưu giữ mãi mãi hình ảnh Người trong lòng mỗi người con đất Việt.

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.