Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng: Đề xuất xây dựng Luật

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/8/2022. Và hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến cho dự thảo chính sách xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Cơ chế đặc biệt

Theo báo cáo của các TCTD gửi NHNN, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 tính đến ngày 31/12/2020 là 440,4 nghìn tỷ đồng, giảm 4,29% so với cuối năm 2019. Lũy kế từ ngày 15/8/2017, ngày Nghị quyết 42 có hiệu lực thi hành, đến ngày 31/12/2020 đã xử lý được 331,87 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.

Trước khi có Nghị quyết 42, nợ xấu của toàn hệ thống chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro cũng như thông qua các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ ngày 15/8/2017) đến ngày 31/12/2020, xử lý nợ xấu nội bảng xác định thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 129,82 nghìn tỷ đồng (chiếm 39,11% tổng nợ xấu theo Nghị quyết 42 đã xử lý), cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 là khoảng 22,8%.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm, nợ xấu của các TCTD có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD ở mức dưới 2% trong thời gian tới được coi là thách thức không nhỏ đối với ngành Ngân hàng.

Thực tế cho thấy, mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư; trong đó chủ yếu dựa vào tín dụng từ khu vực ngân hàng.

Nếu các khó khăn, vướng mắc trong khuôn khổ pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu (đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp) chưa được tháo gỡ thì sẽ không thể khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế.

Xây dựng Luật trên cơ sở kế thừa Nghị quyết 42

Theo đánh giá của NHNN, qua 5 năm triển khai, Nghị quyết 42 mang lại những hiệu quả rõ rệt cho công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ sở pháp lý, việc áp dụng pháp luật còn thiếu đồng bộ, tâm lý ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành tại một số cơ quan hữu quan.

Ngoài ra, Nghị quyết 42 là Nghị quyết thí điểm nên hiệu lực chỉ kéo dài 5 năm, đến ngày 15/8/2022 sẽ hết hiệu lực thi hành. Khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của TCTD, Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

“Việc chấm dứt cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 dẫn đến các khoản nợ cũ chưa xử lý xong, trong khi đó nợ xấu mới tiếp tục hình thành do đại dịch COVID-19, sẽ phải kéo dài hoặc không thể xử lý được; đồng thời, TCTD thiếu cơ chế tự xử lý nợ xấu, vấn đề này có thể gây bất ổn cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng…”- NHNN nhận định.

NHNNN cũng cho rằng, việc tiếp tục kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu theo hướng Nghị quyết 42 là rất cần thiết. Việc không ban hành Luật sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ, hiệu quả xử lý nợ xấu của các TCTD, thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ TCTD/VAMC xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm, hỗ trợ tài chính cho việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng cũng sẽ kéo dài tiến trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém.

Do đó, NHNN kiến nghị Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các TCTD theo hướng tiếp tục kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42 còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị quyết 42 mà thực tiễn triển khai trong thời gian qua gặp khó khăn, vướng mắc như sửa đổi quy định về việc thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) theo hướng TCTD có quyền thu giữ TSBĐ cho khoản nợ xấu mà không cần phải có thỏa thuận về việc bên nhận bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ trong hợp đồng bảo đảm...

Để công tác xử lý nợ xấu được triển khai có hiệu quả trên thực tế, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc xử lý xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 nói riêng, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; đặc biệt là quy định liên quan đến thuế.

Ngoài ra, Chính phủ đề xuất Quốc hội chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp về việc triển khai thi hành quy định về thủ tục rút gọn theo quy định pháp luật để giải quyết nhanh chóng yêu cầu khởi kiện theo quy định; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, cơ quan thi hành án sớm có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện quy định về hoàn trả các TSBĐ là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42...

Tổng Giám đốc VAMC ông Đoàn Văn Thắng cho biết, Nghị quyết 42 ra đời, cùng với quy định về đấu giá tài sản, từ 2018 đến nay, VAMC đã bán đấu giá thành công gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu và TSBĐ. Cuối tháng 4/2021, VAMC đã được NHNN chấp thuận thành lập sàn giao dịch nợ, hiện tại VAMC đang tiến hành các thủ tục để thành lập Sàn giao dịch nợ VAMC trong thời gian tới.

Theo ông Thắng, nợ xấu hiện nay vẫn chưa phản ánh hết ảnh hưởng của dịch COVID-19. Do đó, cần nâng tầm, thể chế hóa Nghị quyết 42 sau khi kết thúc thời gian thí điểm, đồng thời sớm hình thành hệ thống thị trường mua bán nợ; xây dựng khung khổ pháp luật cho thị trường này.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.