Xu hướng Logistics xanh và các lợi thế đặc biệt khi đối mặt với đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với những lợi thế nổi bật cùng các chính sách phát triển đường thủy nội địa trong 2 năm gần đây, phương tiện vận tải sà lan đang nổi lên như một phương án vận tải liên tỉnh tối ưu kết nối các khu công nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng với cụm cảng Hải Phòng.

Vận tải thủy - Phương án vận tải tối ưu trong thời điểm dịch bệnh và tương lai

Tại khu vực miền Bắc, hơn 90% sản lượng luân chuyển hàng hóa thông qua phương thức vận tải bộ. Thực tế này đã tạo áp lực lên tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 5B và Quốc lộ 18 - kết nối các khu công nghiệp với hệ thống cảng biển tại Hải Phòng.

Theo thống kê của Vidifi, số lượng 34.500 xe lưu thông trên quốc lộ 5 cùng với biện pháp phòng dịch kiểm soát 100% xe vào thành phố đang tạo ra những điểm tắc nghẽn kéo dài lên tới 30km tại cửa ngõ. Hậu quả là hàng loạt các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng vì gián đoạn sản xuất do thiếu nguyên liệu, cộng thêm vào đó là các chi phí phát sinh như phí xăng dầu, phí xét nghiệm, phí lưu mooc, lưu xe,...

Cảnh tắc nghẽn tại cửa ngõ vào Hải Phòng. Ảnh: Phi Long/VOV

Cảnh tắc nghẽn tại cửa ngõ vào Hải Phòng. Ảnh: Phi Long/VOV

Những khó khăn này đã buộc các doanh nghiệp phải hướng đến việc tìm kiếm giải pháp vận tải thay thế - vận tải thủy nội địa. Tận dụng lợi thế tự nhiên từ tuyến sông Cấm - sông Kinh Thầy - sông Đuống và hệ thống cảng sông tại khu vực Bắc Ninh đang được chú trọng phát triển như ICD Tân Cảng Quế Võ, cảng Tri Phương... tạo mô hình hub and spoke (trục bánh xe và nan hoa) để thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa, đảm bảo được sự liên tục của chuỗi sản xuất và cung ứng.

Khác với vận tải bộ liên tỉnh truyền thống, thuyền viên sà lan không được phép lên bờ trong suốt thời gian cập cảng làm hàng nên không nằm trong phạm vi đối tượng yêu cầu phải xét nghiệm COVID-19 khi đi đến các tỉnh, thành phố. Điều này đã giúp hệ thống vận tải thủy được phân loại luồng xanh, qua đó đảm bảo tính liên tục cho tuyến hàng hóa thông qua phương thức này.

Bên cạnh các lợi ích nổi bật trong thời điểm dịch bệnh, hệ thống sà lan từ 32 đến 72 TEUs còn có khả năng đáp ứng vận chuyển an toàn hàng hóa với quy mô lớn khi sử dụng hệ thống sông ngòi khu vực miền Bắc được Cục đường thủy nội địa đánh giá có lưu vực phù hợp để vận hành những sà lan có sức chở lớn, lên đến 100 TEUs. Ngoài ra, ưu điểm an toàn vận tải của phương thức này cũng đã được kiểm chứng khi năm 2020 vừa qua không ghi lại bất cứ sự cố hay tai nạn nào liên quan đến những chiếc tàu sà lan.

Ở khía cạnh môi trường, lợi ích của sà lan được thể hiện thông qua lượng nhiên liệu tiêu thụ trên mỗi tấn hàng vận chuyển. Theo nghiên cứu của Hiệp hội cảng sông Mỹ, với cùng 1 lít nhiên liệu để chuyên chở cùng 1 tấn hàng, sà lan có thể đi được 85km trong khi xe đầu kéo chỉ có thể di chuyển 1 khoảng cách xấp xỉ 10km. Thêm vào đó, các tuyến đường vận chuyển bằng sà lan thường nằm cách xa các khu vực dân cư đông đúc, giúp giảm thiểu vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường dân cư, phù hợp với quy hoạch đô thị hóa của các tỉnh thành phố.

Các chính sách của Nhà nước đối với ngành vận tải thủy

Vào ngày 18/08/2021, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã gửi công văn số 8585/BGTVT-VT đề nghịcác bộ ban ngành liên quan và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa đường thủy. Nội dung chi tiết bao gồm :

- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) nhằm tránh sự đứt gãy chuỗi vận tải, logistics phục vụ sản xuất. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả và xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng chính quyền các địa phương hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vận chuyển hàng hóa và nông sản trên các tuyến kênh, mương nội đồng để kết nối các tuyến ĐTNĐ và các cảng, bến.

- Các doanh nghiệp tham gia vận tải hàng hóa thực hiện nghiêm hướng dẫn, quy định của Chính Phủ về phòng chống dịch.

Vận chuyển hàng hóa bằng xà lan tại các tỉnh phía Nam rất hiệu quả.

Vận chuyển hàng hóa bằng xà lan tại các tỉnh phía Nam rất hiệu quả.

Đây là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp khu vực phía Bắc khi giờ đây đã có thêm giải pháp vận tải thay thế để đảm bảo chuỗi nhập xuất ổn định, liên tục, qua đó giữ vững công tác sản xuất, phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những hành động được đề ra nhằm hoàn thành nhiệm vụ của chỉ thị số 37/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa được đưa ra tháng 9 năm 2020. Vẫn còn rất nhiều dự án, chính sách và cơ chế hỗ trợ trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để đẩy mạnh sự phát triển cho phương thức vận tải thủy nội địa như một phần của kế hoạch phát triển công nghiệp xanh, mạnh, bền vững của Chính phủ Việt Nam.

Xu hướng Logistics xanh

Logistics xanh là tất cả các nỗ lực để giảm thiểu các tác động sinh thái của hoạt động Logistics. Logistics xanh là mục tiêu để tạo ra giá trị bền vững khi cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và bảo vệ mội trường. Logistics xanh yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân tố: chính phủ, công đồng và doanh nghiệp. Nếu chỉ thiếu một yếu tố cấu thành trong hệ thống thỉ logistics xanh sẽ không đạt được hiệu quả.

Lợi ích của Logistics xanh: Giảm lượng khí thải CO2, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh.

Là nhà khai thác cảng và dịch vụ logistics hàng đầu Việt Nam, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCT TCSG) đã triển khai thành công giải pháp vận tải đa phương thức (thủy – bộ kết hợp) tại khu vực phía Nam – với sự tham gia tích cực của các đơn vị trong hệ thống. Áp dụng hiệu quả của phương thức trên trong việc đảm bảo kết nối chuỗi cung ứng tại khu vực Phía Bắc, TCT TCSG đã phát triển Giải pháp vận tải đa phương thức (thủy – bộ kết hợp) để vận chuyển hàng hóa thông suốt tuyến Bắc Ninh - Hải Phòng, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Giải pháp này được triển khai kết hợp đồng bộ giữa Vận Tải Thủy Tân Cảng, cùng các đơn vị vận tải bộ với điểm trung chuyển tại ICD Tân Cảng - Quế Võ (Bắc Ninh).

Tân cảng Sài Gòn và giải pháp logistics xanh tại khu vực phía Bắc

Giải pháp vận tải đa phương thức thích ứng mùa đại dịch

Giải pháp vận tải đa phương thức thích ứng mùa đại dịch

Ngày 19/8, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định số 1543/QĐ-BGTVT công bố mở cảng cạn Tân cảng Quế Võ nằm trong quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Cảng Tân cảng Quế Võ là một trong 10 cảng cạn tại Việt nam được công bố bao gồm: cảng cạn Hải Linh (Phú Thọ); cảng cạn Móng Cái (Quảng Ninh); cảng cạn Tân cảng Hải Phòng, cảng cạn Đình Vũ Hải Phòng, cảng cạn Hoàng Thành (Hải Phòng); cảng cạn Long Biên (Hà Nội); cảng cạn Tân cảng Hà Nam (Hà Nam); cảng cạn Phúc Lộc (Ninh Bình) và cảng cạn Tân cảng Quế Võ (Bắc Ninh).

Với Tổng diện tích gần 10 ha, gồm 5 cầu tàu có thể đón cùng lúc 5 sà lan trọng tải 160 TEUs, công suất ước đạt 6 triệu tấn/năm. Trong tương lai, cảng sẽ tiếp tục được mở rộng lên hơn 30 ha, bổ sung các kho hàng, trung tâm phân phối trở thành trung tâm logistics của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh lân cận.

Sự phát triển của Cảng cạn Quế Võ - Bắc Ninh sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển lượng hàng hóa vận tải thủy nội địa kết nối hàng hóa thuộc khu kinh tế trọng điểm phía Bắc nhất là các nhà máy tại Bắc Ninh, Bắc Giang và cụm Cảng Hải Phòng nhằm mang lại giải pháp Logistics xanh vừa có hiệu quả về mặt kinh tế, vừa góp phần giảm thiểu rác thải hiệu ứng nhà kính do hoạt động vận tải gây ra (vì một sà lan 72 Teu - 90 Teus chạy đường thủy sẽ thay thế cho lượng xe container từ 35 - 40 chiếc) đáp ứng nhu cầu của chuỗi cung ứng xanh mà Chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng đang hướng đến và kỳ vọng.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.