Xóm núi không người mắc bệnh tiểu đường nhờ cỏ dại?

Không hiểu có phải vì tác dụng của hai loài cỏ gọi theo tiếng địa phương là cây cỏ ngọt và cây cỏ đắng mọc trong rừng mà người dân thôn vùng cao Sơn Phú (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) bao nhiêu đời nay không có một người nào mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường).

Không hiểu có phải vì tác dụng của hai loài cỏ gọi theo tiếng địa phương là cây cỏ ngọt và cây cỏ đắng mọc trong rừng mà người dân thôn vùng cao Sơn Phú (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) bao nhiêu đời nay không có một người nào mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường).

Hai loại cỏ phơi khô làm nước uống của người Hòa Bình
Hai loại cỏ phơi khô làm nước uống của người Hòa Bình

Cỏ dại tác dụng thần kỳ

Mế (mẹ, cách gọi của người địa phương – PV) Lường Thị Sự năm nay đã ngoài 60 tuổi, ngụ tại địa chỉ nêu trên không phải là người chuyên bốc thuốc chữa bệnh cho mọi người. Mế Sự cũng giống như những người địa phương khác, mỗi lần lên rừng thường lấy hai loại cây cỏ ngọt và cây cỏ đắng về phơi khô đun nước uống hàng ngày.

Nghi vấn hai loại cỏ này chữa được bệnh tiểu đường bắt đầu từ hơn 20 năm trước, khi vào dịp nghỉ lễ 2/9/1990, một người cháu đưa bạn từ Hà Nội lên chơi. Thời gian ở lại chơi cùng gia đình, người bạn đi cùng kể với mọi người việc cha mình đang bị bệnh tiểu đường, đã chữa trị nhiều nơi, từ Tây y đến Đông y nhưng lần nào bệnh cũng chỉ thuyên giảm chứ không dứt, hết thuốc là bệnh lại tái phát, khổ sở vì ăn uống phải kiêng khem đủ thứ.

Nghe bạn của cháu “kể khổ”, mế Sự sực nhớ chuyện trước đây có nghe ông cha nói lại hai loại cỏ mọi người thường uống còn có thể chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp, nóng trong người, lành tính. Sẵn trong nhà còn khoảng 2 kg cỏ khô, mế mang tặng cho người bạn của cháu làm quà miền núi về cho ông bố dùng thử, kèm lời dặn dò: “Mỗi ngày bốc một nắm tay chặt cây cỏ đắng, một nhúm lá cỏ ngọt cho vào đun lấy nước uống. Ban đầu chưa quen vị cây cỏ đắng thì cho tăng thêm cây cỏ ngọt, còn nếu dùng quen rồi thì cứ lượng đó mà dùng”.

Cây giảo cổ lam hay còn gọi là thất diệp đảm, ngũ diệp sâm với danh pháp khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Cây này còn được gọi là nhân sâm phương Nam hay nhân sâm 5 lá, mặc dù thực tế loài này không có họ hàng gì với nhân sâm đích thực. Ở Việt Nam, loài cây này phổ biến trên dãy Hoàng Liên Sơn và một số địa phương thuộc vùng đồi núi phía Bắc như tỉnh Hòa Bình.

(Theo internet)

Câu chuyện sau đó cũng không ai để ý, rồi khoảng 3 tháng sau người này một mình trở lại, thông báo với mế một tin vui: Cha của anh ta sau một thời gian dùng hai loại lá trên thì thấy người khỏe ra, ăn ngủ tốt. Vui nhất là khi đi kiểm tra, kết quả thật bất ngờ khi ông đã gần như khỏi bệnh tiểu đường.

Từ đó đến nay, thành thông lệ, hàng năm người này đều lên thăm mế và mua hai loại cỏ trên mang về để cả nhà uống thay trà. Cũng từ đó “tiếng lành đồn xa”, thi thoảng lại có người hỏi địa chỉ nhà mế Sự để tìm cỏ về uống chữa bệnh.

Thế là chỉ từ loại cỏ rừng mà người dân địa phương đã sử dụng từ bao đời nay, đã trở thành loại thuốc giúp ích cho một số bệnh nhân. Dân trong làng mỗi lần đi rừng thấy cây thuốc, lại lấy về cho mế phơi khô chế biến.

“Người dân ở đây cũng chỉ bán thuốc tính theo ngày công đi rừng, có khi chỉ 10 – 15 ngàn đồng/kg, mùa mưa thì khó tìm hơn nhưng cũng chỉ tăng thêm 1 - 2 ngàn/kg. Sau khi rửa sạch phơi khô rồi chế biến, tôi cũng chỉ lấy 90 – 100 ngàn/kg cỏ khô (5 – 6 kg cỏ tươi mới được một kg cỏ khô - PV). Tôi không phải là thầy lang, mà tình cờ phát hiện ra công dụng của cây nên giúp mọi người thôi”, mế Sự tâm sự.

Xác nhận vấn đề này, ông Trương Văn Nho, Trạm trưởng trạm y tế xã Cao Sơn cho biết: “Dựa vào kinh nghiệm về những loại cây rừng có tác dụng giúp người dân chống lại thiên nhiên khắc nghiệt nơi “rừng thiêng, núi độc”, nhiều năm nay bà Sự đã có một số mẹo về sử dụng các loại cây cỏ thiên nhiên giúp ích cho sức khỏe”.

Về việc hai loại cây cỏ ngọt và cỏ đắng có thể chữa được những bệnh gì, Trưởng trạm y tế cho biết: “Đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thực sự về việc kết hợp hai loại cây này. Nhưng chắc chắn rằng qua nhiều năm công tác y tế ở địa phương, cơ quan y tế chưa từng ghi nhận trường hợp nào bị bệnh tiểu đường, có thể do bà con ở đây thường xuyên dùng hai loại cây cỏ này đun nước uống hàng ngày và đây là một bài thuốc chống tiểu đường. Một số bệnh nhân dưới xuôi mắc bệnh tiểu đường sau khi dùng hai loại cây này đều có kết quả, có người đã khỏi hẳn bệnh. Tôi tin rằng hai loại cây này có thể chữa được một số bệnh”.

Mế Sự
Mế Sự

Cỏ dại hóa nhân sâm

Mang hai loại cỏ nêu trên về Hà Nội nhờ một số chuyên gia kiểm nghiệm, Pháp luật & Thời đại đã phát hiện ra một điều thú vị: Một trong hai loài cây kia đã từng được y học nghiên cứu và khẳng định có tác dụng đặc hiệu.

Năm 1997, GS.TS Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ nhiệm Bộ môn dược liệu) trong một lần đi công tác tại Lào Cai đã phát hiện thấy cây dược liệu tên là giảo cổ lam trên núi Phan xi păng. Sau khi được xác định tên khoa học chính xác của cây là Gynostemma Pentaphyllum, ông đã đăng ký Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về những cây dược liệu quý có tác dụng tốt cho sức khỏe cộng đồng mang mã số: KC.10.07.03.03.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cây giảo cổ lam có nhiều điểm tương đồng với những loại thảo dược quý như Nhân sâm và Tam thất, có tác dụng sinh học cao, tác dụng chống lão hóa mạnh. Tiến hành các thử nghiệm tại phòng nghiên cứu có kết quả rồi thử nghiệm lâm sàng, nhận thấy giảo cổ lam có thể làm hạ mỡ máu, nhất là đối với cholesterol toàn phần điều trị cho kết quả tốt, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não...

Chưa hết, loài cỏ này còn làm giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể; cải thiện các triệu chứng cơ năng giúp ăn ngủ tốt, hạn chế số lần tiểu đêm, nhuận gan, lợi mật, giúp tiêu hóa tốt, hết hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu não. Việc tìm thấy giảo cổ lam minh chứng cho tiềm năng phong phú và đa dạng của dược liệu quý ở núi rừng Tây Bắc nước ta.

Mười năm trước đây, một người dân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, máu nhiễm mỡ, gút… khi lên tỉnh Hòa Bình chữa bệnh phát hiện cây cỏ đắng người dân địa phương thường dùng có đặc điểm giống với cây giảo cổ lam. Người này cũng đã mang mẫu về tận Hà Nội gặp GS.TS Phạm Thanh Kỳ, qua đối chiếu thấy cây cỏ đắng hoàn toàn trùng khớp với cây giảo cổ lam ở Hoàng Liên Sơn. Sau một thời gian dùng kết hợp hai loại cây cỏ ngọt và cỏ đắng (giảo cổ lam), bệnh nhân này đã khỏi bệnh.

Như vậy có cơ sở để nhận định rằng nhiều năm nay người dân vùng núi Đà Bắc sử dụng loại cây cỏ đắng làm nước uống mà không biết đó chính là cây giảo cổ lam một trong những dược liệu quý của Việt Nam. Việc kết hợp giữa hai loài cỏ dại thay nước uống hàng ngày đã làm cho người dân nơi đây không ai mắc phải chứng bệnh tiểu đường?. Phải chăng đây cùng là lời giải cho việc một số bệnh nhân trước đây dùng bài thuốc của mế Sự nay đã thoát khỏi căn bệnh tiểu đường quái ác?.

Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…

Theo một thống kê chưa đầy đủ, tại Việt Nam, trong bốn thành phố lớn Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện nên mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30 - 64 là 2,7%. Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường, ước tính đến năm 2010 con số này sẽ là 221 triệu.

(Theo Wikipedia)

Doãn Kiên

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.