Xoá bỏ lễ hội 'đàn ông khỏa thân' ở Nhật Bản

Đàn ông làm sạch cơ thể của họ trên một dòng sông trong Lễ hội Sominsai tại Đền Kokuseki-ji vào ngày 17/2 (Ảnh: AFP)
Đàn ông làm sạch cơ thể của họ trên một dòng sông trong Lễ hội Sominsai tại Đền Kokuseki-ji vào ngày 17/2 (Ảnh: AFP)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm nay sẽ là lần cuối cùng lễ hội Sominsai được tổ chức, đánh dấu tác động mới nhất của cuộc khủng hoảng dân số đối với văn hóa truyền thống Nhật Bản.

Đền Kokuseki ở tỉnh Iwate, phía bắc Nhật Bản, đã trở nên nổi tiếng với lễ hội Sominsai thường niên. Đây được coi là một trong những lễ hội kỳ lạ nhất của xứ sở mặt trời mọc, nơi hàng trăm người đàn ông khỏa thân tranh giành một túi bùa làm bằng gỗ theo truyền thống có tuổi đời hàng nghìn năm.

Việc tổ chức sự kiện này mỗi năm thu hút hàng trăm người tham gia và hàng nghìn du khách đã trở thành gánh nặng đối với những cư dân lớn tuổi ở địa phương, khi họ ngày càng khó lòng đảm đương các nghi thức nặng nhọc trong lễ hội.

Xã hội Nhật Bản đã già đi nhanh hơn hầu hết các quốc gia khác. Tình trạng này buộc nhiều trường học, cửa hàng và dịch vụ phải đóng cửa, đặc biệt là ở các cộng đồng nhỏ hoặc nông thôn.

Lễ hội Sominsai tại đền Kokuseki thường diễn ra từ mùng 7 tháng giêng âm lịch đến sáng hôm sau. Tuy nhiên, trong thời kỳ đại dịch COVID-19, lễ hội đã được tinh giản, chỉ còn giữ lại các hoạt động cầu nguyện và các nghi lễ quy mô nhỏ hơn.

Người dân địa phương cho biết lễ hội cuối cùng diễn ra vào ngày 17/2 là phiên bản rút gọn, kết thúc vào khoảng 23h, nhưng đã thu hút đám đông lớn nhất trong lịch sử gần đây.

Khi mặt trời lặn, những người đàn ông mặc khố trắng đã đến ngôi đền nằm trên núi, tắm trong một con suối và diễu hành quanh khuôn viên đền. Giữa khu rừng tuyết tùng và trong cái lạnh của gió mùa đông ở phía bắc Nhật Bản, họ hô vang "jasso joyasa" (có nghĩa là "ác quỷ, hãy biến đi").

Một số người mang theo máy ảnh để ghi lại trải nghiệm của họ, trong khi hàng chục đài truyền hình theo chân những người đàn ông này qua những bậc thềm đá và những con đường đất của ngôi đền.

Cao trào của lễ hội là khi hàng trăm người đàn ông chen chúc bên trong ngôi đền, la hét và chen lấn nhau một cách hung hãn để tranh giành một túi bùa.

Từ năm sau, đền Kokuseki sẽ thay thế lễ hội bằng các nghi lễ cầu nguyện và các phong tục khác để tiếp tục thực hành tâm linh.

Ông Toshiaki Kikuchi, một cư dân địa phương đã nhận được túi bùa và là người đã giúp tổ chức lễ hội trong nhiều năm, cho biết ông hy vọng lễ hội này sẽ quay trở lại trong tương lai.

"Dù là dưới một hình thức khác, tôi hy vọng sẽ duy trì được truyền thống này... Có rất nhiều điều bạn chỉ có thể coi trọng nếu bạn tham gia," ông nói sau lễ hội.

Một số lễ hội khác ở Nhật Bản cũng đang thích nghi để phản ánh sự thay đổi phong tục xã hội do dân số già.

Đọc thêm

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.