Xin hãy nói một câu chuyện về cuộc đời…

Xin thầy cô hãy nói với các con những câu chuyện cuộc đời, lòng trắc ẩn. (Ảnh minh họa)
Xin thầy cô hãy nói với các con những câu chuyện cuộc đời, lòng trắc ẩn. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Có những người bất ngờ bị một cái tát của bạn khác từ lớp 7 mà ám ảnh suốt cuộc đời. Sốc bởi cái tát không có lý do gì, chỉ bởi kẻ kia bảo “ai bảo mày nhìn đểu tao”. Ám ảnh bởi khi ấy con người rơi vào tình huống bất lực, tủi hổ”… Có nhiều đứa trẻ đã cam chịu trong im lặng, bởi chúng có thể bị tấn công ở bất cứ đâu, phía sau lưng người lớn…

Bàng hoàng đã quá muộn

Vừa qua, mạng xã hội lan truyền thông tin một học sinh lớp 10 THPT chuyên ĐH Vinh (Nghệ An) tự tử vì bị bạo lực học đường. Trao đổi với báo chí, đại diện Trường THPT chuyên Đại học Vinh cho biết, Ban Giám hiệu Nhà trường đã đến chia buồn, động viên với gia đình của em N.T.Y.N, học sinh lớp 10A15. Về nguyên nhân của vụ việc, đại diện nhà trường cho biết cơ quan công an đang điều tra làm rõ.

Trước đó, một tài khoản nhận là người thân của nữ sinh đã đăng thông tin chia sẻ: “Nữ sinh vốn học giỏi nhất nhì lớp, thế nhưng nữ sinh đã bất ngờ bỏ học và từng nói với mẹ “con sợ đi học, con sợ đến trường”. Sau đó, khi mẹ tìm hiểu ra mới biết con bị đánh, bị ngược đãi và bị áp đảo tâm lý.

Mẹ có tìm đến trường để xin chuyển lớp cho con, tìm cô chủ nhiệm để xin được can thiệp. Trường không cho chuyển lớp nhưng nhận được các lời hứa sẽ tìm hiểu và xử lý nghiêm nên mẹ tạm yên tâm nghĩ con sẽ tự xử lý được vấn đề của con... Ai ngờ đâu con vẫn bị sống trong môi trường áp đảo ấy kéo dài hàng tháng trời. Con đã lên kế hoạch mua dây thừng mới và nhằm lúc bố mẹ vắng nhà đã khóa trái cửa và thắt cổ tự vẫn...”.

Ngay khi thông tin ban đầu đăng tải trên mạng xã hội đã khiến chúng ta bàng hoàng…

Cũng vào đầu tháng 4, tại Trường THCS số 1 Bắc Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cụ thể, mạng xã hội lan truyền đoạn clip khoảng 15 giây ghi lại hình ảnh một nữ sinh tát liên tục vào mặt một bạn nữ khác đang quỳ dưới nền gạch…

Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở cấp THPT, THCS mà ngay cả cấp Tiểu học cũng xảy ra hiện tượng này. Tại Trường Tiểu học Kim Đồng (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), 2 em học sinh lớp 5/4 đã đánh bạn với những hành xử “anh chị” - dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu bạn… và một em khác dùng điện thoại quay lại ngay trong lớp học.

Năm ngoái, nhiều vụ bạo lực học đường gây rúng động dư luận như học sinh đánh nhau đến chấn thương sọ não, có em bị đưa vào nhà vệ sinh đánh và lột đồ quay clip; bị bạn đánh vào đầu, bị nhấn xuống bùn... Đau xót hơn, một nam sinh lớp 11 ở Long An bị bạn đánh tử vong.

Cũng gần đây, T.L, học sinh lớp 8A2, Trường THCS Xuân Nộn, huyện Đông Anh (Hà Nội) phải nằm viện điều trị với những vết thương vùng mặt. Cô bé đã phải trải qua những ngày sang chấn tâm lý sau khi bị các bạn đánh hội đồng ngay tại nhà…

Theo số liệu được Bộ GD&ĐT đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau, tức là khoảng 5 vụ/ngày. Cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau. Cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.

Cùng đó, theo thống kê của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh, thiếu niên phạm tội. Trước kia, tội phạm giết người trong độ tuổi 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Nay thì tội phạm ngày càng trẻ hóa, đa phần ở độ tuổi 18 đến dưới 30, chiếm tới 41% tội phạm giết người.

“Yêu thương mà, có tốn kém gì đâu”

Theo đoạn tin N tâm sự với mẹ: “Học răng nổi. Con rành buồn ạ”. Kèm theo đoạn tin nhắn em N chụp bức ảnh em đang khóc. Và rồi tối 15/4, lúc bố mẹ vắng nhà, N đã mua dây thừng rồi vào phòng, khóa kín cửa và treo cổ tự tử.

PGS.TS Trần Thành Nam - Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, một học sinh nếu bị bạo lực học đường thì cần phải thiết lập quy trình an toàn 24/24h cho các em.

Còn thầy giáo Võ Anh Triết (TP HCM), dưới góc độ “người trong cuộc” thầy thấy cần phải lên tiếng để những sự việc đau lòng không tiếp diễn: “Tôi đọc nhiều bài viết về cô học trò bằng tuổi con gái tôi và thấy thương con quá. Gần như chắc chắn đã xảy ra chuyện con bị tẩy chay trong lớp học của mình. Gần như chắc chắn là con đã trao đổi với ba mẹ con và họ đã đến trường xin được giúp đỡ. Gần như chắc chắn là giáo viên chủ nhiệm biết chuyện có học sinh của mình bị tẩy chay. Câu chuyện của con cả lớp biết, cha mẹ biết, giáo viên chủ nhiệm biết, nhà trường biết, mà con vẫn đau đớn chấm dứt cuộc sống của mình. Tôi bàng hoàng hỏi tại sao?”, thầy nói.

Khi thầy đem câu chuyện nói với con gái mình: “Tôi hỏi con biết không, con nói con biết. Con bảo con hiểu tâm trạng của người bạn tội nghiệp kia, con bảo con biết cảm giác đó khủng khiếp thế nào. Tôi bảo con gái mình, mạng sống là điều quý giá nhất, của con, của ba mẹ, của tất cả những ai yêu thương con. Con bảo con biết cuộc sống quý giá, nhưng con bảo có những lúc người trong cuộc mới hiểu thấu cảm giác đau khổ khi bị tra tấn trong học đường như thế nào”.

Còn với các bậc cha mẹ, thầy nhắn nhủ: “Mong mọi người nói chuyện nhiều hơn với con. Mong mọi người luôn đứng về phía con khi con làm đúng. Mong mọi người hãy xin lỗi con khi mình làm sai. Học làm cha mẹ là câu chuyện cả đời, thậm chí đến khi chúng ta rời cõi tạm. Mong mọi người mạnh mẽ để con cái thấy chúng ta là chỗ dựa những lúc chúng sụp đổ. Những lúc chúng bế tắc, chúng luôn nghĩ đến chúng ta đầu tiên”.

Về phía nhà trường, thầy chia sẻ tiếp: “Xin các thầy cô hãy thương học trò như con cái của mình, chỉ khi các thầy cô thương chúng như con, các thầy cô mới làm những điều tốt nhất cho chúng được.

Khi học trò đặt niềm tin vào thầy cô, chúng sẽ chia sẻ nhiều hơn, chúng sẽ gần gũi hơn, thầy cô càng có thêm cơ hội để hiểu rõ và gắn bó với chúng. Đừng vì lợi ích cá nhân, đừng vì sự bạc đãi của nghề nghiệp, đừng vì áp lực của cấp trên yêu cầu thành tích. Chỉ cần các thầy cô yêu thương và công tâm, mọi thứ sẽ ổn.

Xin quý thầy cô, lãnh đạo nhà trường dành ra mỗi tuần hoặc hai tuần một chút thời gian dưới cờ. Trong khoảng thời gian ít ỏi đó, xin đừng nói về thành tích, về nhiệm vụ, về nội quy, về vi phạm. Xin hãy nói về một câu chuyện cuộc đời gần gũi nào đó, xin hãy kể về một câu chuyện mất mát nào đó, xin hãy nói về một câu chuyện yêu thương, cảm động nào đó với học trò mình.

Thầy cô nào cũng nói được, một học sinh nào cũng có thể kể được, hãy tự nhiên, đừng viết kịch bản làm gì. Học trò sẽ muốn nghe những điều như thế hơn những thứ giáo điều. Trái tim học trò chúng ta cần được sưởi ấm, cần được làm mềm lại. Khi các con có một trái tim ấm, khi trong các con có những hạt giống yêu thương được nhà trường, thầy cô âm thầm và kiên trì gieo vào, các con sẽ dần rời xa cái xấu một chút, các con sẽ tránh được những hành vi gây tổn hại cho bản thân, cho gia đình, cho bè bạn… Chúng ta chỉ cần vài mươi phút, một tấm lòng yêu thương và một lý tưởng dạy học trong sáng, một không gian ấm cúng, gần gũi, một mục tiêu hướng thiện cho con cái và học trò mình. Yêu thương mà, có tốn kém gì đâu…

Cầu mong sao những câu chuyện đau lòng thế này bớt đi thật nhiều trong nhà trường của chúng ta. Mọi nỗ lực giảng dạy, gieo trồng kiến thức sẽ trở nên vô nghĩa khi chúng ta đào tạo ra những thế hệ mai sau tinh thông kiến thức nhưng lại oằn nặng trong lồng ngực một trái tim băng giá, vô cảm và độc ác”, thầy Võ Anh Triết nhấn mạnh.

Thư của nữ sinh lớp 8 bị đánh hội đồng ở Đông Anh ( Hà Nội)- Ba mẹ ơi, con sợ lắm!

Thư của nữ sinh lớp 8 bị đánh hội đồng ở Đông Anh ( Hà Nội)- Ba mẹ ơi, con sợ lắm!

Cùng quan điểm, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT cho rằng sự thờ ơ với bất kì chuyện gì chính là mầm mống của bất hạnh, của bạo lực.

“Những câu hỏi đặt ra quanh vụ việc một học sinh lớp 10 của Trường THPT chuyên, Trường Đại học Vinh tự tử cùng hàng loạt video bạo lực học đường cho thấy thành lũy giáo dục đang bị phá vỡ.

Cuộc sống này có những kiểu bắt nạt đáng sợ, mà người ta tạm gọi là “bạo lực trắng”, “bạo hành lạnh”, để ám chỉ sự bạo hành ép người ta vào sự bị cô lập, cảm thấy bị bỏ rơi trong chính cuộc đời này. Từ trải nghiệm của chính tôi, trong cuộc sống của tôi, trong giáo dục con của tôi và cả các học trò nữa, tôi biết rằng sự cố ý bỏ rơi, sự ghẻ lạnh,... sẽ đẩy con người đến cô đơn, đến tuyệt vọng.

Tôi cũng tha thiết rằng, giáo dục không phải là dạy học. Nên đừng chỉ đưa ra cái cớ của chương trình, nội dung, những gì phải dạy để nói về tất cả những việc người lớn phải làm, phải đầu tư cho đứa trẻ. Những người lớn thành công trên mảnh đất giáo dục, sẽ do cơ may nếu họ gặp những mầm mống khoẻ và tốt - nhưng tất cả những giáo viên hay cha mẹ an tâm khi về già, thì đều nói rằng: họ đã giúp học trò/con của họ bằng sự thấu hiểu, để đứa trẻ đó được học và được lớn, được trưởng thành.

Những đứa trẻ, dù giỏi hay kém, ngoan hay hư,... trong một thang đo nào đó, vẫn là những đứa trẻ. Trong con người chúng, có sự hỗn độn thiện, ngỗ ngược. Chúng dễ dàng thay đổi cách cư xử, từ “không thể chấp nhận được” sang “dễ thương” nếu như có người hiểu để rồi chấp nhận và dẫn dắt chúng, chạm vào trái tim chúng, khiến chúng tự mình hướng thiện.

Giáo dục là quá trình phát hiện ra, những điều rất thú vị, những điều rất đau lòng, những cơ hội và cả những hy vọng về mỗi đứa trẻ, mỗi gia đình, về mỗi chúng ta. Mỗi ngày, hãy để ý nhiều hơn, phát hiện được nhiều hơn, để thay đổi hành xử, để tránh đi những sự hờ hững ràng buộc bởi kiến thức, điểm số, “bởi không sai, nhưng sẽ day dứt suốt cuộc đời”.

“Khi bị bạo lực, các nạn nhân đánh mất nhân phẩm và danh tiếng của mình”

Mới đây, bộ phim “The Glory” (Vinh quang trong thù hận) của Hàn Quốc thu hút nhiều chú ý. Theo Wikitree, cảnh bạo lực ám ảnh trên được xây dựng trên câu chuyện có thật xảy ra vào năm 2006, tại một trường trung học nữ ở thành phố Cheongju, thuộc tỉnh Chungcheongbuk-do, Hàn Quốc. Khi đó, nữ sinh K thường xuyên dùng máy uốn tóc kẹp vào vùng ngực của nữ sinh J và tống tiền bạn học với lý do J không giữ lời hứa. Sau khi vụ việc được nhiều người biết đến, tòa án quận Cheongju đã ban hành lệnh bắt giữ nữ sinh K.

Biên kịch Kim Eun Sook cho biết, cô nhận ra thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường khi nói chuyện với con gái. “Khi bị bạo lực, các nạn nhân đánh mất nhân phẩm và danh tiếng của mình. Họ cần được xin lỗi bởi những kẻ bắt nạt. Do đó, tôi quyết định đặt tên cho phim là “The Glory” như một lời động viên dành cho các nạn nhân”…

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.