"Xin - Cho" biên chế đang làm méo mó bộ máy hành chính địa phương?

 “Nền hành chính vẫn đang có “nguy cơ tụt hậu” so với với tốc độ cải cách của các nền hành chính hiện đại, của các nước trong khu vực và trên thế giới”. Đánh giá này cho thấy, “tân trang” được nền hành chính nói chung và bộ máy hành chính nói riêng vẫn cần những “liều thuốc” mạnh hơn nữa…
“Nền hành chính vẫn đang có “nguy cơ tụt hậu” so với với tốc độ cải cách của các nền hành chính hiện đại, của các nước trong khu vực và trên thế giới”. Đánh giá này cho thấy, “tân trang” được nền hành chính nói chung và bộ máy hành chính nói riêng vẫn cần những “liều thuốc” mạnh hơn nữa…  

“Co” ngoài, “phình” trong

10 năm qua, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện được sắp xếp, kiện toàn theo mô hình tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, khống chế số lượng tối đa các cơ quan chuyên môn, khắc phục được những hạn chế trước đây trong tổ chức bộ máy chính quyền.
Nhưng cũng trong thời gian này, bộ máy chính quyền địa phương lại thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi. Trong vòng 10 năm, các tỉnh, TP được chia tách từ 53 lên 63 tỉnh, TP. Còn bản thân nội bộ các cơ quan lại “mọc” thêm những bộ phận được coi là “không thể thiếu”, với việc sáp nhập hay thành lập mới các tổng cục thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo yêu cầu tăng cường quản lý Nhà nước đối với cả những ngành, lĩnh vực đã tiến hành phân cấp cho địa phương. 
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định Trần Đức Tiệp cho rằng: “Tổ chức bộ máy quyết định đến chất lượng hoạt động. Muốn không mờ nhạt thì chỉ có nhập vào, quản lý đa ngành để không phải mỗi “ông” một con dấu, một tài khoản”. Nhưng do chưa phù hợp với yêu cầu của quản lý xã hội và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nên tổ chức bộ máy Nhà nước có tình trạng thu chỗ này, lại “phình” chỗ khác. 
Có thể kể ra một loạt các Tổng cục được “ra đời” không theo tiêu chí thành lập Tổng cục qui định tại Điều 20 NĐ 178/2007/NĐ-CP (ngày 3/12/2007) của Chính phủ như Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Đất đai, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT); Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT); Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT)…
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lạng Sơn Phùng Đức Tứ băn khoăn: “Giảm đầu mối thuộc Chính phủ nhưng trong nội bộ các Bộ, ban, ngành, Sở có tăng biên chế không khi các Bộ vẫn đề nghị thành lập Tổng cục?”. Thực vậy, khi “phình” về tổ chức thì đương nhiên biên chế phải “nở” theo để đáp ứng. 
Vậy là bề ngoài, bộ máy hành chính trở nên “thon gọn” thấy rõ, những bên trong là cả một “mạng lưới” tầng nấc các đơn vị, kéo theo đó là lực lượng biên chế khổng lồ. Đó là kết quả “vô vị” của việc “mải chạy theo mục tiêu giảm biên chế”, đến mức nhiều đầu mối rút gọn khiến “lãnh đạo cũng không thể nắm được các lĩnh vực mình quản lý”, mà quên mất sự tương xứng giữa yêu cầu và khả năng quản lý của bộ máy. 
Phân cấp quyết định biên chế cho tỉnh
Vấn đề biên chế cơ quan hành chính luôn “nóng” trong bất kỳ cuộc họp hay buổi làm việc giữa lãnh đạo các Bộ với chính quyền địa phương. Theo qui định, biên chế các cơ quan địa phương do địa phương quyết trong phạm vi ngân sách địa phương, còn các Bộ chỉ quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, tình trạng Bộ “đòi” tăng biên chế cho cơ quan chuyên môn địa phương, còn địa phương cương quyết giữ nguyên hay giảm là rất bình thường. 
Mà khổ nỗi, “mọi vấn đề thực hiện chính sách đều ở cơ sở, nhưng với bộ máy hiện nay thì không thể thực hiện được” - như nhận định của ông Phùng Đức Tứ. Nhưng thực tế thì địa phương cũng rất hạn chế về thẩm quyền quyết định biên chế vì chỉ tiêu phải thông qua Bộ Nội vụ.
Bên cạnh đó, một thực tế đáng buồn là đến nay, sau 10 năm cải cách hành chính nhà nước, việc xác định chỉ tiêu biên chế hành chính vẫn chỉ được thực hiện theo kinh nghiệm chứ chưa dựa trên bất kỳ cơ sở khoa học nào và thậm chí vẫn “trung thành” với trình tự “xin - cho”. Thế nên không ít trường hợp, phương án biên chế do UBND (Sở Nội vụ tham mưu) trình đã được HĐND địa phương thông qua, nhưng “Bộ không đồng ý” khiến địa phương bức xúc, các cơ quan địa phương “lục đục”, còn Sở Nội vụ bị “kết tội tham mưu không tốt”. 
Do đó, theo ông Phùng Đức Tứ, “cần xem xét mạnh dạn phân cấp quyết định biên chế cấp huyện cho cấp tỉnh. Chắc chắn tỉnh không dám lấy thừa vì không đủ tiền”. Có như vậy mới hết cơ chế “xin - cho” trong vấn đề biên chế địa phương. Còn nếu không phân cấp cho tỉnh thì phải tăng biên chế cho các cơ quan cấp huyện để đáp ứng nhu cầu quản lý và đòi hỏi về chất lượng công việc, cũng như các dịch vụ công phục vụ nhân dân.
Huy Anh

Tin cùng chuyên mục

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Đọc thêm

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.