Xem xét tính hợp lý của các thông tư trước khi ban hành

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

(PLVN) -  Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng nay, 1/6, đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian qua, với vai trò đầu mối, Bộ Tư pháp đã làm tương đối tốt việc hậu kiểm đối với các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ. Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu giao một cơ quan xem xét tính pháp lý cũng như tính hợp lý của các thông tư của các Bộ trưởng trước khi ban hành để khắc phục một số bất cập...

Chú trọng kiểm soát các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật

Góp ý thêm về nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến hoàn thiện thể chế, đại biểu Đồng Ngọc Ba (đoàn Bình Định) nhấn mạnh, sau gần 40 năm đổi mới, đến nay, hệ thống pháp luật của chúng ta cơ bản đã đầy đủ.

Hiện nay, chúng ta có khoảng 230 đạo luật; có khoảng hơn 1.000 văn bản là nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; khoảng hơn 7.000 thông tư của Bộ, cơ quan ngang bộ, các cấp chính quyền địa phương là khoảng 27.000; các văn bản của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước… điều chỉnh cơ bản toàn diện các lĩnh vực.

“Tôi đề nghị, khi đánh giá về các kết quả phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ hay từng năm, cần có những đánh giá cụ thể hơn, lượng hóa những đóng góp của thể chế vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, cũng như là các vấn đề về an sinh xã hội”, đại biểu nói.

Tuy nhiên, thừa nhận còn nhiều bất cập của hệ thống pháp luật, đại biểu cho rằng, trọng tâm trong nhiệm vụ Chính phủ xác định trong thời gian tới về thể chế cần nhấn mạnh hơn việc kiểm soát các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dưới luật, đặc biệt là VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và thông tư của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Đại biểu Đồng Ngọc Ba phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Đồng Ngọc Ba phát biểu tại phiên họp.

Theo đại biểu Đồng Ngọc Ba, các văn bản của Trung ương, văn bản của Chính phủ và các bộ có sự thay đổi hàng năm rất lớn. Hàng năm, Chính phủ ban hành hàng trăm nghị định, có năm lên đến gần 200 nghị định. Thông tư của Bộ trưởng thì bình quân mỗi một năm các bộ ban hành khoảng 50 thông tư, có những bộ ban hành hàng trăm thông tư.

“Chúng ta có nhiều cơ chế để đảm bảo chất lượng, tôi thấy phần tiền kiểm tức là soạn thảo, thẩm định, thẩm tra để ban hành thì tương đối hoàn thiện, nhưng phần hậu kiểm còn rất nhiều vấn đề”, đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu cho rằng, đối với các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ bản chúng ta mới hậu kiểm được về tính pháp lý.

“Vai trò đầu mối là Bộ Tư pháp làm tương đối tốt việc này, hàng năm, đều có kết quả, có danh mục chỉ ra những quy định nào là trái, quy định nào là chưa phù hợp để có đề nghị xử lý. Nhưng kiểm soát về tính hợp lý chúng ta đang rất yếu”, đại biểu nhấn mạnh.

Dẫn chứng việc tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu nêu bất cập liên quan đến các quy định phòng cháy, chữa cháy, đăng kiểm, thông tư về sách giáo khoa, đại biểu cho rằng, những thông tư đó không trái pháp luật, nhưng phải xem xét tính hợp lý.

Tiềm ẩn nguy cơ “lợi ích nhóm” từ cơ chế xây dựng, ban hành thông tư

Chung quan điểm, đề cập tới các ý kiến liên quan đến những vướng mắc, bất cập trong một số lĩnh vực như đấu thầu thuốc, vật tư y tế; tiêu chuẩn, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy và đăng kiểm xe ô tô…, đại biểu Đỗ Đức Hiển (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, dưới góc độ pháp luật, có vấn đề nổi lên rất đáng quan tâm là chất lượng chưa tốt, thiếu tính ổn định của các VBQPPL được ban hành dưới hình thức thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ.

“Đây có thể là vấn đề không mới nhưng dường như có phần gia tăng trong thời gian gần đây; và nếu không được giải quyết một cách căn cơ, thấu đáo sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội, đồng thời gây thêm nhiều phiền hà cho người dân, doanh nghiệp đã và đang gặp nhiều khó khăn”, đại biểu nhấn mạnh.

Theo đại biểu Đỗ Đức Hiển, trong hệ thống VBQPPL nước ta, thông tư chiếm khoảng trên 60% số lượng VBQPPL do cơ quan nhà nước Trung ương ban hành. Đây là hình thức văn bản phát sinh hiệu lực trực tiếp và được áp dụng phổ biến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân.

“Thực tế cho thấy, việc xây dựng, ban hành thông tư cũng còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, thể hiện ở một số điểm như một số văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, có nội dung chưa phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên; hướng dẫn sai nguyên tắc và vượt phạm vi pháp luật ủy quyền”, đại biểu cho biết.

Đại biểu chỉ ra rằng, trong một số trường hợp, thông tư được ban hành nhằm đưa ra các giải pháp mang tính tình thế, đáp ứng yêu cầu về tiến độ cho kịp có hiệu lực cùng thời điểm với văn bản được quy định chi tiết; hoặc một số trường hợp được ban hành để phản ứng nhanh đối với một số hiện tượng quan hệ xã hội mới phát sinh chưa được tổng kết thực tiễn, chưa được đánh giá tác động và dự liệu nguồn lực thực hiện một cách đầy đủ, khoa học nên có tính khả thi không cao; có nhiều văn bản vừa mới được ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thay thế.

“Những hạn chế, bất cập nêu trên vô hình chung phần nào đã làm vô hiệu hóa VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và gây ra những phản ứng không tốt trong dư luận xã hội”, đại biểu nhận định.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển phát biểu tại phiên họp.

Theo đại biểu Đỗ Đức Hiển, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên, ngoài các nguyên nhân như sự chủ quan, duy ý chí, chưa tuân thủ đúng quy trình về đánh giá tác động và lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật còn bất cập; chưa có quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc tham mưu ban hành văn bản..., còn có nguyên nhân là do việc xây dựng, ban hành thông tư trong thời gian qua dường như còn “khép kín”, chưa có cơ chế phản biện, thẩm định từ bên ngoài.

“Các bộ, ngành vừa soạn thảo thông tư vừa tự thẩm định nên có ý kiến cho rằng như vậy là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Qua tiếp xúc cử tri, có cử tri cho rằng cơ chế này cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ “lợi ích nhóm”, lợi ích ngành trong xây dựng, ban hành văn bản”, đại biểu nói.

Nghiên cứu, thí điểm cơ chế thẩm định từ bên ngoài đối với một số thông tư

Để khắc phục những hạn chế, bất cập như đã nêu trên, đại biểu Đỗ Đức Hiển đề xuất nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc xây dựng VBQPPL nói chung, thông tư nói riêng. Tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Ban hành VBQPPL về trình tự, thủ tục ban hành Thông tư…

Nhấn mạnh vấn đề chú trọng kiểm soát việc ban hành thông tư cả trước và sau khi ban hành, đại biểu đề nghị về lâu dài, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, cho thí điểm cơ chế thẩm định từ bên ngoài đối với thông tư trong những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức và tổ chức thực hiện, làm cơ sở cho việc đề xuất nội dung này khi sửa đổi Luật Ban hành văn bản QPPL.

Đại biểu Đồng Ngọc Ba đề nghị, thời gian tới, khi nghiên cứu sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL, Chính phủ cần quan tâm nghiên cứu việc giao một cơ quan của Chính phủ kiểm tra trước và xem xét tính pháp lý cũng như tính hợp lý của các thông tư của các Bộ trưởng trước khi ban hành.

Tin cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tặng các tập thể trong thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU. (Ảnh: H.Giang)

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - nhìn từ Đảng bộ TP Hà Nội - Kỳ cuối: Nâng cao hơn nữa chất lượng đảng viên

(PLVN) - “Chi bộ tốt là do có nhiều đảng viên tốt, đảng viên tốt thì Đảng mới mạnh, Đảng có mạnh thì Đảng mới làm trọn nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang”, thấm nhuần những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ TP Hà Nội luôn quán triệt tinh thần: đổi mới, nâng cao sinh hoạt chi bộ phải bắt nguồn từ đổi mới, nâng cao chất lượng đảng viên, nhất là đảng viên đứng đầu.

Đọc thêm

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - nhìn từ Đảng bộ TP Hà Nội - Kỳ 3: Tránh lối mòn, hình thức trong sinh hoạt chi bộ

Sau khi thực hiện Đề án 11-ĐA/TU và Đề án 20-ĐA/TU, các đảng viên tại các Chi bộ đã hăng hái tham gia phát biểu, bày tỏ ý kiến hơn trước đây, góp phần xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh. (Ảnh: H.Dung)
(PLVN) - Thời gian qua, nhiều Chi bộ thuộc Đảng bộ TP Hà Nội đã tích cực đổi mới sinh hoạt chi bộ. Những nội dung của các buổi sinh hoạt không chỉ thiết thực mà còn gần gũi với đời sống hằng ngày của mọi người dân, từ công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường đến công tác giải phóng mặt bằng... Từ đó thu hút sự quan tâm và tạo động lực để đảng viên tham gia tích cực vào việc thảo luận, đóng góp ý kiến; tăng tính thuyết phục của nghị quyết chi bộ và bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện.

Thủ tướng: Phải hoàn thành Sân bay Long Thành trong năm 2025, xử lý nghiêm cán bộ cản trở tiến độ

Thủ tướng: Phải hoàn thành Sân bay Long Thành trong năm 2025, xử lý nghiêm cán bộ cản trở tiến độ
(PLVN) - Làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương sau khi đi kiểm tra thi công dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và hệ thống giao thông kết nối với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, ngày 3/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu phải cơ bản hoàn thành Dự án cảng này trước ngày 31/12/2025...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội
Sáng 3/12, tại Trụ sở HĐND, UBND quận Ba Đình, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Động thái gây chú ý từ Nga

Thượng tướng Alexander Chaiko. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Theo một số nguồn tin, Nga bổ nhiệm lại Thượng tướng Alexander Chaiko làm tư lệnh nhóm quân của nước này tại Syria, trong bối cảnh căng thẳng tại quốc gia Trung Đông đang gia tăng.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - nhìn từ Đảng bộ TP Hà Nội Kỳ 2: 'Đảng viên đi trước, làng nước theo sau'

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng khen thưởng các cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU trên địa bàn quận. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Với nhiều cách làm sáng tạo, sau gần 3 năm thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ TP Hà Nội trong tình hình mới, quận Tây Hồ đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác này. Đặc biệt, việc triển khai mô hình “Chi bộ 4 tốt”, “Đảng viên 4 tốt”, các đảng viên đăng ký đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đem lại nhiều kết quả nổi bật, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Thủ tướng 'chốt' thời hạn cho nhiều dự án lớn, chiến lược tại Đông Nam Bộ

Thủ tướng 'chốt' thời hạn cho nhiều dự án lớn, chiến lược tại Đông Nam Bộ
Giao nhiệm vụ với thời hạn cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong triển khai hàng loạt dự án lớn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ đề nghị vùng phấn đấu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025 và thời gian tới để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Singapore

Hai Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Singapore trước khi bước vào hội đàm. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chuyến chính thức Singapore, sáng 2/12, sau Lễ đón chính thức, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng. Hai bên đã trao đổi sâu rộng về các định hướng lớn và các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác và nâng tầm quan hệ trong thời gian tới.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả... để xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, không để lãng phí.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - nhìn từ Đảng bộ TP Hà Nội - Kỳ 1: Đảng mạnh nhờ chi bộ mạnh

Ban Thường vụ Thành ủy TP Hà Nội đã ban hành Đề án số 11-ĐA/TU ngày 6/12/2021 về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ TP Hà Nội trong tình hình mới”. Ảnh: một buổi sinh hoạt tại Chi bộ 4, phường Bưởi, quận Tây Hồ. (Ảnh: HD)
(PLVN) -  Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt”, “Chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”. Thời gian qua, các chi bộ cơ sở thuộc Đảng bộ TP Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, hướng tới mục tiêu chung là xây dựng Đảng vững mạnh.