Xem kịch trước trả tiền sau

Một cảnh trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Một cảnh trong kịch của Lưu Quang Vũ.
(PLO) -  Không đành lòng để ánh đèn sân khấu “le lói”, một số nhà hát đã có bước đột phá mới trong việc “dụ” khán giả đến với mình như: xem kịch trước trả tiền sau, triển khai câu lạc bộ “Những người yêu mến kịch”…
Nhà hát với nỗi buồn ảm đạm
“Nghệ thuật sân khấu bấy lâu được Nhà nước bao cấp. Đó là những khán giả được nhận giấy mời của nghệ sĩ từ các nhà hát, chứ không phải tự bỏ tiền túi của mình ra mua vé đến rạp, nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình!” - PGS.TS Trần Trí Trắc khi tổng kết liên hoan sân khấu thủ đô lần thứ nhất đã có những lời nhận xét rất tâm huyết như thế. 
Bây giờ khán giả ít quan tâm đến sân khấu vì họ có quá nhiều mối quan tâm khác. Trong đó, internet dường như là “mối nguy hại” lớn nhất khi nó khiến giới trẻ không tới nhà hát. Thực tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay đã mang đến cho giới trẻ quá nhiều lựa chọn giải trí hấp dẫn, phù hợp. Với giới trẻ, sân khấu  là thứ mà hầu hết họ không có thói quen tiếp cận từ nhỏ.
Ông Trương Nhuận - Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ cho biết, có 40% sinh viên không biết Nhà hát Tuổi Trẻ ở đâu, 16% sinh viên không biết Nhà hát Tuổi Trẻ “là ai”, rất nhiều bạn trẻ chưa một lần bước chân vào một nhà hát nào.
Hiện nay, với sự tồn tại hơn 130 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, mỗi tỉnh đều có ít nhất một nhà hát. Riêng TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, có thể liệt kê đến hàng chục rạp hát. Nhưng buồn thay, trụ sở thì nhiều, diễn viên đông nhưng số đêm “đỏ đèn” thì dường như còn quá hiếm hoi. 
Có lẽ các nhà hát này chỉ tấp nập khi có các sự kiện lớn diễn ra như các cuộc liên hoan nghệ thuật toàn quốc hoặc quy mô quốc tế. Thiếu vắng chương trình hay, khán giả thưa thớt, vé bán ế ẩm, rạp hát im ắng đã trở thành nỗi buồn thê lương của những người trong nhiều năm trở lại đây. 
Để cứu vãn tình hình ảm đạm này, các nhà hát trong khoảng chục năm qua đã thành lập phòng tổ chức biểu diễn, có phó giám đốc tổ chức biểu diễn; lập trang web, facebook để giới thiệu thường xuyên về vở mới cùng lịch diễn và điện thoại giao dịch nếu ai có nhu cầu mua vé. 
Các nhà hát đều cho nhân viên tỏa ra tất cả các nơi, các ngõ ngách để đưa vở diễn đến với công chúng. Ấy vậy mà hầu hết, kết quả thu về chẳng là bao. Nhiều người lo lắng cứ đà này, không biết vài thập kỷ nữa sân khấu có tồn tại? 
“Ngàn lẻ một” cách “dụ” khán giả
Nhằm khơi gợi lòng nhiệt tình của khán giả, nhất là khán giả trẻ với sân khấu, kéo họ đến gần hơn với kịch, đồng thời qua đó hướng tới việc tạo ra sự đối thoại trực tiếp giữa khán giả và các nghệ sĩ, xây dựng các vở kịch có chất lượng và uy tín, từ đầu tháng 10/2014, Kịch Tâm Ngọc (TP.HCM) áp dụng mô hình hiếm gặp trên thế giới và chưa từng có tại Việt Nam: xem kịch trước, trả tiền sau.
Với giá vé vào cổng từ 10 đến 30 ngàn đồng/vé, thay vì trên 100 ngàn đồng như hiện nay, khán giả được xem trước một vở kịch, nếu thấy hay thì trả thêm tiền, trả bao nhiêu cũng được. Theo ông bầu trẻ Phạm Vũ Kiên: “Chúng tôi cũng vừa muốn phiêu lưu, vừa muốn sòng phẳng hơn với khán giả của mình. Nghệ thuật hay, dở là chuyện vô chừng, mỗi người mỗi ý, nên tự họ phải đánh giá vở mình xem hay đến đâu để trả tiền thêm. Cùng một vở diễn, có người chỉ bỏ 30 ngàn, nhưng cũng có người bỏ 500 ngàn đồng, vài trường hợp cá biệt còn bỏ nhiều hơn”. 
Sau khoảng 3 tháng đi vào thực tế, mô hình này đang tỏ ra phù hợp với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, học sinh. Với 80% là khán giả trẻ, ở độ tuổi mười tám, đôi mươi.
Không đành lòng để ánh đèn sân khấu “le lói”, Nhà hát Tuổi Trẻ cũng có bước đột phá mới trong việc “dụ” khán giả đến với mình. Nhà hát Tuổi Trẻ có Câu lạc bộ “Những người yêu mến kịch” tại Hà Nội. Đây là sân chơi mới dành cho công chúng Thủ đô yêu nghệ thuật sân khấu do NSƯT Chí Trung làm Chủ nhiệm. 
Phương thức để trở thành thành viên của Câu lạc bộ “Những người yêu mến kịch” rất đơn giản. Khán giả chỉ cần đến đăng ký trực tiếp tại Nhà hát Tuổi Trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội) hoặc qua địa chỉ thư điện tử nhahattuoitrevietnam@gmail.com. Khi đã trở thành thành viên của câu lạc bộ, khán giả sẽ có cơ hội thưởng thức các vở chính kịch, hài kịch hóm hỉnh và đầy tính nhân văn với giá vé ưu đãi mua một tặng một. 
Khán giả sẽ trở thành những vị giám khảo cho các vở kịch của Nhà hát Tuổi Trẻ khi “bắt lỗi” các nghệ sĩ, đạo diễn, âm thanh, ánh sáng. Chính sự tương tác hai chiều giữa khán giả và nghệ sĩ này không chỉ đem lại cho khán giả những vở kịch hay mà còn giúp nghệ sĩ có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm, lắng nghe góp ý từ người xem để hoàn thiện các vở kịch một cách tốt hơn.
Ngoài ra, Nhà hát Tuổi Trẻ đã mang vở “Mùa hạ cuối cùng” của nhà viết kịch tài hoa Lưu Quang Vũ đến với học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn Hà Nội với 100 suất diễn miễn phí. Theo ông Trương Nhuận, đây là một chiến lược phát triển số lượng khán giả cho Nhà hát Tuổi Trẻ trong tương lai để đưa nghệ sỹ đến gần với khán giả. Theo ông Nhuận, bấy lâu nay nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ vẫn cứ dựng vở và diễn mà không thể nắm bắt được sở thích, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật thật sự của khán giả. 
Để kéo được khán giả, nhất là khán giả trẻ đến với sân khấu không phải một sớm một chiều. Việc đổi mới cách tiếp cận khán giả là một trong số những yếu tố mà các nhà hát đang chú trọng nhằm dần tháo gỡ khó khăn khi tình hình sân khấu kịch ảm đạm như hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.