“Xe ghép”, ẩn họa mùa dịch

Cơ quan công an làm việc với tài xế chở người trốn cách ly từ Đà Nẵng về
Cơ quan công an làm việc với tài xế chở người trốn cách ly từ Đà Nẵng về
(PLVN) - Lách luật, trốn thuế, nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19... là những vấn đề đang làm đau đầu cơ quan chức năng từ loại hình vận tải “tự phát” đang rầm rộ trên các trang mạng xã hội hiện nay.

“Dịch vụ” trốn cách ly

Mới đây, thông tin từ cổng thông tin điện tử Thừa Thiên - Huế, cho biết, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đang xác minh, làm rõ một tài xế có dấu hiệu chở người từ vùng dịch về địa phương trốn các trạm kiểm soát y tế. Tài xế là Trương Thanh Minh (SN 1983, trú phường An Tây, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế).

Trước đó, Công an huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế nhận thông tin về việc một số người từ Đà Nẵng về hai xã Phú Xuân và Vinh Hà có dấu hiệu trốn trách ly. Công an huyện Phú Vang đã nhanh chóng vào cuộc xác minh và phối hợp đưa 3 người này đi cách ly theo đúng quy định.

Tại cơ quan công an, 3 người này khai nhận đang làm cho một tiệm bánh mỳ ở Đà Nẵng, vì lo lắng dịch Covid-19 nên đã vào trang facebook “Xe ké miền Trung” tìm xe về Huế. Những người này đã liên hệ với tài xế qua số điện thoại và được đồng ý chở cùng 3 người khác từ Đà Nẵng về Huế, giá 1 triệu 750 nghìn đồng.

Theo cơ quan Công an, sau khi thống nhất thời gian, tài xế đón tất cả 6 người tại 74 Nguyễn Trung Trực, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Khi xe chạy đến thị trấn Lăng Cô, tài xế thả khách sau chốt kiểm dịch thứ nhất để khách đi bộ theo đường biển. Lúc này, Minh gọi cho một xe ô tô 7 chỗ khác đợi sẵn sau đó chuyển khách sang xe này và trả thêm 250 nghìn đồng. 

Xe chở khách vượt qua 2 chốt kiểm dịch, còn Minh điều khiển xe chạy trước, đợi sẵn trước trạm thu phí Phú Bài. Khi đến đây, Minh đón khách sang xe mình rồi chạy xe dọc tuyến đường liên thôn, liên xã để tránh trạm thu phí, trạm kiểm dịch và trả khách tại địa điểm khách yêu cầu. Bằng thủ đoạn này, Minh đã chở 6 người dân này từ vùng dịch Đà Nẵng về Huế không qua kiểm tra y tế tại các chốt kiểm soát dịch.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị lực lượng công an xác minh làm rõ, xử lý nghiêm những người liên quan trong vụ việc này, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng bỏ sót người, phương tiện đến địa bàn tỉnh mà không qua kiểm soát và khai báo y tế. “Mọi cố gắng trong những ngày qua sẽ “đổ sông, đổ biển” nếu sơ suất để lọt một trường hợp F0 đi vào địa bàn rồi lây lan ra cộng đồng, khi đó hậu quả sẽ khôn lường”, ông  Thọ nhấn mạnh.

Việc xe ghép lách luật, chạy chui né tránh kiểm dịch đã diễn ra phổ biến. Trước đó, hồi đầu năm 2020 khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 về việc cách ly toàn xã hội, từ ngày 1/4, toàn bộ dịch vụ vận chuyển hành khách tại Hà Nội gồm xe khách, taxi, xe công nghệ đều phải dừng hoạt động.

Tuy nhiên, tình trạng xe ô tô 4 đến 7 chỗ “đội lốt” xe gia đình để chở khách từ Hà Nội về quê vẫn diễn ra. Tại nút giao ngã tư Pháp Vân cửa ngõ Thủ đô Hà Nội có nhiều tài xế xe từ 4 chỗ đến 7 chỗ đứng đợi hàng giờ bên đường ở các lối ra vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ để đợi “người nhà” cho đầy xe rồi đi về…

“Gom” khách lách luật

Trên thực tế với việc phát triển của mạng xã hội, những chuyến “xe đi chung”, xe ghép trở nên phổ biến và trở thành một hình thức kinh doanh mới. Việc đi chung này đối với hành khách có thể tiện lợi, thoải mái và giảm được chi phí trên những chuyến đi chuyển. Thế nhưng loại hình vận tải này đang được xem như “vận tải chui”, lách “luật”, trốn thuế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong phòng chống dịch Covid-19.

Gần đây Báo Pháp luật Việt Nam nhận được phản ánh về tình trạng xe ghép, xe chung hoạt động rầm rộ xuyên suốt địa bàn Hà Nội – Vĩnh Yên – Việt Trì – Phú Thọ lách luật, trốn thuế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tinh vi lẩn tránh lực lượng chức năng.

Hai năm trở lại đây, nhà xe Nhật Minh chuyên tuyến Hà Nội – Vĩnh Yên – Phú Thọ quảng cáo rầm rộ trên FB, zalo… như một doanh nghiệp vận tải với những dịch vụ vận tải, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, giá hữu nghị, liên tục có chuyến, đón trả tại nhà, uy tín chất lượng. 

Trong vai hành khách có nhu cầu từ Hà Nội từ Phú Thọ, phóng viên đã liên hệ với nhà xe Nhật Minh và tìm hiểu cách nhà xe này vận hành. Theo lái xe, chỉ cần bỏ ra khoảng vài chục triệu sẽ mua được các Fanpage với số lượng người tham gia vài trăm ngàn người. Qua đó đăng tải thông tin nhà xe Nhật Minh như một doanh nghiệp kinh doanh vận tải với nhiều lượt đặt xe từ khách hàng. 

Nhà xe Nhật Minh công khai quảng cáo xe ghép trên mạng xã hội
 Nhà xe Nhật Minh công khai quảng cáo xe ghép trên mạng xã hội

Tài xế cho biết, có khoảng 200 xe sẵn sàng phục vụ khách. Mỗi xe 1 ngày chạy 2 lượt đi về mọi khung giờ với giá 150 ngàn/người. Tài xế này còn “khoe” công khai trốn thuế, cảnh sát giao thông không “động” vào được, đã “đánh sập” 2 doanh nghiệp vận tải khác, không cần bảo hiểm tai nạn cả lái xe và khách hàng… 

Khi phóng viên bày tỏ quan điểm lo ngại về tình hình dịch Covid-19 có thể hạn chế các phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh, tài xế nói: “Hãng xe vẫn chạy bình thường. Qua các chốt họ kiểm tra thân nhiệt cứ để họ kiểm tra thôi, không vấn đề gì cả, họ không hỏi mình đi đâu về đâu, họ chỉ hỏi đi từ đâu đến. Mình trả lời từ Việt Trì đi Hà Nội hoặc ngược lại” - tài xế xe ghép Nhật Minh cho biết thêm.

Trước vấn nạn “xe chui” lách luật, trốn thuế, tiềm ẩn nguy cơ trong phòng chống dịch Covid-19, thiết nghĩ Sở GTVT TP Hà Nội, Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, cơ quan quản lý liên quan cần nhanh chóng vào cuộc chấn chỉnh, có chế tài quản lý cụ thể, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của khách hàng.

Cơ quan chức năng nói gì?

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở GTVT Thái Nguyên nhìn nhận, loại hình xe đi chung gom khách online này đang có xu hướng phát triển mạnh và rất khó quản lý, do các xe này không có giờ chạy cố định, cung đường cố định, hoạt động như xe gia đình nhưng thực chất có thu tiền và chạy với tần suất liên tục, tức là kinh doanh vận tải nhưng không nộp thuế.

Về hướng xử lý, theo ông Vinh, xe kinh doanh thì phải cấp phù hiệu, nếu không sẽ bị phạt lỗi không có phù hiệu. Còn sau đó, cơ quan thuế kiểm tra, nếu kinh doanh không nộp thuế thì bị truy thu thuế.

Ông Nguyễn Quang Bình, Phó Chánh thanh tra giao thông Yên Bái cho biết, việc xử lý loại hình vận tải này còn gặp nhiều khó khăn do chủ yếu các thông tin tìm xe, tìm khách được đăng trên mạng xã hội, đây là quyền chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, dù mỗi ngày đều đăng nhưng không biết có khách đi hay không và đi vào lúc nào, ở đâu... để cơ quan chức năng nắm được, tổ chức phát hiện, xử lý.

Đây là loại vận tải trá hình nhưng không thường xuyên, liên tục, khách có nhu cầu, có lợi nhuận thì đi, không thì thôi. Đặc biệt, các xe mà cánh tài xế sử dụng chủ yếu là xe riêng, xe gia đình 4 chỗ, không đăng ký kinh doanh nên khó quản lý.

“Thậm chí nếu có kiểm tra mà tài xế và hành khách thống nhất nói là người nhà của nhau, mình không chứng minh được họ nói sai thì cũng không xử lý được. Việc loại hình vận tải này xuất hiện và được người dân ưa chuộng vì thấy tiện lợi đã ảnh hưởng nhiều tới doanh thu của các xe chuyên tuyến”, ông Bình nói và cho biết, để ngăn chặn loại hình vận tải này, Sở GTVT Yên Bái đã cho phép các nhà xe chuyên tuyến sử dụng xe trung chuyển trong khu vực quy định để đưa khách ra bến xe, giúp tiết kiệm chi phí đi xe ôm, taxi ra bến, hạn chế việc hành khách chọn đi xe ghép, xe chung, xe dù trá hình.

Tin cùng chuyên mục

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

(PLVN) - Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 13/1 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.